Chỉ trong tháng 1/2018, có 12 ca ngộ độc do dùng rượu có methanol và 4 ca đã tử vong. Đặc biệt tại khoa Tiêu hóa và trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày có hàng chục người nhập viện vì các bệnh liên quan đến rượu. Có người uống tới nửa lít rượu một bữa, thậm chí là 2 - 3 lít một ngày.

Tư vấn - Uống rượu ngày Tết cần lưu ý tránh kết hợp thực phẩm gì?

Uống rượu ngày Tết "quá liều" dễ bị ngộ độc. (Ảnh minh họa).

BS. Nguyễn Trung Nguyên, trung tâm Chống độc cho biết, phần lớn bệnh nhân điều trị tại trung tâm Chống độc đều sử dụng rượu có nguồn gốc, xuất xứ nhưng uống quá nhiều và trong thời gian dài nên ảnh hưởng đến suy tụy và đặc biệt là ảnh hưởng đến gan.

Tết Nguyên đán, ngộ độc rượu Tết cũng là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng và các bác sĩ của trung tâm Chống độc. Dưới đây là lưu ý của các chuyên gia, khi uống rượu cần tránh kết hợp với những thực phẩm gây hại đến sức khỏe người dùng.

Không uống rượu với các loại thức ăn chứa phèn: Chất phèn trong giò, chả, bánh đúc, mứt bí đao... sẽ khiến cho bạn nhanh say hơn, đồng thời làm giảm tốc độ lưu thông máu và chậm lại quá trình tiêu hóa của dạ dày. Chính vì thế, uống rượu cùng thức ăn có chứa phèn không tốt cho sức khỏe cơ thể.

Không uống rượu với nước có ga: Kết hợp uống rượu và các loại nước có ga không chỉ làm lượng cồn lan tỏa nhanh chóng trong cơ thể, sản sinh ra chất CO2 làm tổn hại đến gan, thận, đường ruột và dạ dày mà chúng còn gây nên triệu chứng khó tiêu, dễ say hơn, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Không uống rượu khi ăn thực phẩm hun khói và có chứa chất bảo quản: Trong thực phẩm hun khói hàm chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, axit amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, những chất kể trên trong thực phẩm hun khói sẽ kết hợp lại với nhau, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu.

Không uống rượu với các sản phẩm từ sữa: Khi uống rượu nếu ăn các món liên quan đến sữa sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, hạn chế sự lưu thông máu đến các cơ và tim.

Bên cạnh những lưu ý khi uống rượu kết hợp với thực phẩm dễ gây ngộ độc của các chuyên gia dinh dưỡng, BS. Nguyễn Trung Nguyên cũng chỉ ra những dấu hiệu "tố" bạn bị ngộ độc rượu.

Người bị ngộ độc rượu thường biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng như: có trạng thái lẫn lộn, trạng thái kinh ngạc; nôn mửa, động kinh, thở chậm với nhịp thở thấp hơn 8 lần mỗi phút, không thường xuyên hít thở, da xanh, thân nhiệt thấp, bất tỉnh...

Trên thực tế, tất cả trường hợp ngộ độc rượu đều không nhất thiết phải có biểu hiện đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên trước khi thực hiện biện pháp tìm sự giúp đỡ của cơ quan y tế. Lưu ý rằng một người có dấu hiệu bất tỉnh hoặc không thể đánh thức dậy được do ngộ độc rượu thì sẽ có nguy cơ tử vong.

Nếu gặp trường hợp nghi ngờ người bị ngộ độc rượu, khi không phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc rượu thông thường như đã nêu thì nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

N.Giang

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top