Mới bắt đầu học nghề Bếp nên học bếp Âu hay bếp Á? Học bếp Âu dễ xin việc hơn hay bếp Á có tương lai rộng mở hơn? Có những đầu bếp rất thành công với những món Âu sang trọng, tinh tế và cũng đồng thời có không ít đầu bếp nổi tiếng với những món ăn mang đậm phong cách Á Đông. Chính vì thế, nhiều bạn bắt đầu tìm hiểu về các khóa học nghề Bếp tỏ ra băn khoăn không biết nên lựa chọn lĩnh vực nào.

Ẩm thực châu Á

Ẩm thực châu Á không hề kém cạnh ẩm thực châu Âu trên bản đồ ẩm thực thế giới

Bếp trưởng bếp Âu và bếp trưởng bếp Á là gì?

Bếp trưởng bếp Âu là khóa học đào tạo những Đầu bếp, Bếp trưởng chuyên về ẩm thực châu Âu hay phương Tây. Trong khi đó, Bếp trưởng bếp Á là khóa học chuyên sâu về những món thuộc nền ẩm thực châu Á nói chung và một số quốc gia như Việt, Nhật, Hàn, Thái, Singapore…

Đầu bếp bếp Âu hay bếp Á là những người chịu trách nhiệm chế biến chính các món ăn theo chuyên môn của mình. Đạt đến vị trí Bếp trưởng, bạn sẽ là người quản lý và đôi khi trực tiếp lựa chọn và kiểm soát các nguyên vật liệu, các khâu chế biến món ăn, xây dựng thực đơn và sáng tạo ra những món ăn mới cho nhà hàng/khách sạn. Bếp trưởng cũng đồng thời là người sắp xếp, phân công các công việc cho nhân viên trong bộ phận bếp.

Chương trình học Bếp trưởng bếp Á và Bếp trưởng bếp Âu

Ẩm thực châu Âu và châu Á có khá nhiều điểm khác biệt xuất phát từ sự khác nhau về khí hậu, địa hình và văn hóa, lối sống được hình thành từ lâu đời. Các món ăn phương Tây nghiêng nhiều về đạm, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể thì các món ăn phương Đông thiên nhiều về tính mát, chuộng thủy hải sản nhiều hơn. Một mặt, người phương Tây khá phóng khoáng dẫn đến việc chế biến món ăn cũng phóng khoáng, đảm bảo tính tiện lợi thì mặt khác, người Á Đông lại có phần nghiêng nhiều về chế biến dựa trên nguyên tắc và đôi khi còn dựa vào những tư tưởng, quan niệm truyền thống.

Nắm được điểm khác biệt và đặc trưng riêng nổi bật của từng nền ẩm thực chính là chiếc chìa khóa để người học hiểu sâu, hiểu rõ, từ đó có thể chế biến món ăn đúng chuẩn, đạt yêu cầu và thỏa mãn cả những thực khách khó tính.

Chương trình học bếp Âu sẽ bám sát vào việc cung cấp cho học viên những kỹ năng bắt buộc phải có đối với một đầu bếp Âu như sử dụng dao – chảo – thớt Âu; kỹ thuật chế biến các món khai vị – món chính – tráng miệng, thực hành trên từng món ăn cụ thể phổ biến và nổi tiếng như súp và salad, thịt và hải sản; học về kỹ thuật làm xốt…

Nước xốt đi kèm với món âu

Món Âu sử dụng thực phẩm nghiêng nhiều về thịt và đặc biệt không thể thiếu nước xốt

Chương trình học bếp Á sẽ đi sâu vào hướng dẫn học viên bí quyết chế biến các món Á nói chung như điểm tâm, món súp, các món tráng miệng được nhiều thực khách ưa thích; thực hành các chuyên đề cụ thể cho từng nền ầm thực như chuyên đề các món Hàn, món Nhật, chuyên đề món ăn Thái, món Việt…

Không chỉ vậy, cả chương trình đào tạo Bếp trưởng bếp Âu và bếp trưởng bếp Á đều chú trọng vào cung cấp thêm cho học viên những kỹ năng quản lý và xây dựng cần có của một Đầu bếp và Bếp trưởng như tìm hiểu về khoa học dinh dưỡng, cấu trúc thực đơn, thực hành set menu, cách tính toán – chi tiêu – quản lý food cost…

Học bếp Âu hay bếp Á có tương lai hơn?

Ẩm thực phương Đông và phương Tây luôn giữ cho mình những nét độc đáo riêng khó trộn lẫn. Bên cạnh đó, yếu tố hòa nhập văn hóa cũng ngày càng phổ biến hơn dẫn đến việc không khó để thưởng thức một món Âu tỏng không gian Âu giữa lòng Việt Nam hoặc ngược lại, chẳng mấy lạ lẫm khi ở nước Mỹ, những nhà hàng thuần Á mọc lên và thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm.

Ở Việt Nam, độ “phủ sóng” của các nhà hàng chuyên món Á hoặc nhà hàng chuyên món Nhật, Hàn, Thái, Việt là rất nhiều. Không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… mà cả ở các thành phố nhỏ cũng ngày càng phát triển nhiều hơn. Vì thế cơ hội việc làm rất rộng mở, đặc biệt là trong thời đại ẩm thực Á ngày càng khẳng định mạnh mẽ vị trí của mình trên bản đồ ẩm thực thế giới với hàng loạt các món ăn được các đầu bếp giỏi thế giới ca ngợi, những đặc sản lọt top món ăn ấn tượng hay được yêu thích nhất thế giới…

Bên cạnh đó, lợi thế của học viên tốt nghiệp Bếp trưởng bếp Âu cũng không hề kém cạnh. Đầu bếp Âu thường làm việc trong những nhà hàng Âu hoặc các khách sạn từ 3 – 5 sao, chuyên phục vụ những du khách quốc tế và có thực đơn món Âu. Đầu bếp Âu thường được làm việc tỏng môi trường quốc tế, năng động với đãi ngộ tốt, lương cao và có nhiều cơ hội tu nghiệp hoặc gặp gỡ với các đồng nghiệp là người nước ngoài…

Hiện nay, mức lương trung bình của phụ bếp là ở khoảng 4 – 7 triệu/ tháng, Đầu bếp chính khoảng 6 – 9 triệu đồng/ tháng. Mức lương này còn có thể tăng lên phụ thuộc vào quy mô nơi làm việc cũng như thâm niên trong nghề.
Học bếp Âu hay bếp Á có tương lai hơn? Mỗi lĩnh vực đều có những lợi thế riêng thu hút người học. Chọn bếp Âu hay bếp Á phụ thuộc nhiều vào sở thích, khả năng, nhu cầu tuyển dụng cũng như định hướng về nơi làm việc mà bạn mong muốn. Học bếp Âu sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với những kiến thức hầu như mới lạ hoàn toàn. Bếp Á có phần gần gũi hơn nhưng cũng kích thích học viên bởi sự bất ngờ, thú vị đằng sau những món ăn cứ ngỡ là quen thuộc.

Nếu bạn yêu thích sự sang trọng và tinh tế, phóng khoáng và hiện đại, có thể bếp Âu sẽ phù hợp với bạn. Nếu bạn cảm thấy “tim loạn nhịp” hơn trước sự mặn mà và cũng tinh tế không kém, yêu những nét đẹp truyền thống, bếp Á là lựa chọn đáng để suy nghĩ. Thế nhưng, sự so sánh thực chất cũng chỉ là tương đối bởi Âu hay Á, phương Tây hay phương Đông đều có những nét đẹp riêng, có thể kết hợp cùng nhau mà không mất đi những đặc trưng của mình. Hy vọng với những chia sẻ như trên, bạn sẽ có thêm những gợi ý hữu ích để có thể đưa ra những quyết định đúng với sở thích và khả năng của mình.

Đăng ký tư vấn!

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top