Bệnh loét dạ dày tá tràng có xu hướng gia tăng không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Vì thế để giúp độc giả biết được nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Chuyên gia Lê Thị Mỹ Ngân – giảng viên trường cao đẳng Y Dược Pasteur.
Viết loét dạ dày có thể gây thủng dạ dày.
Hỏi: Thưa chuyên gia, có những nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh lý loét dạ dày tá tràng?
Trả lời: Bệnh lý loét dạ dày tá tràng có thể do các nguyên nhân sau gây ra:
• Thứ nhất: Do vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) chiếm tỉ lệ cao ít nhất là 50% các trường hợp loét.
• Thứ hai: Do sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không Steroid lâu dài (20 -25%) các trường hợp.
Ngoài ra bệnh viêm loét tá tràng cũng có thể gây nên bởi các nguyên do như: Căng thẳng thần kinh (stress), chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều thức ăn chua, cay,... sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích hoặc do yếu tố thể tạng: Người có nhóm máu O có tần suất bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác.
Hỏi: Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng thường gặp của bệnh loét dạ dày tá tràng?
Trả lời: Loét dạ dày tá tràng được chia thành 2 thể:
1. Thể điển hình dễ nhận ra với các đặc tính:
• Đau thượng vị không lan hay lan ra lưng (tá tràng) hay lan lên vùng giữa 2 xương bả vai (dạ dày).
• Cơn đau xảy ra đều đặn sau ăn hoặc chậm từ 1-3 giờ sau ăn trong loét dạ dày hoặc chậm từ 3-5 giờ sau ăn trong loét tá tràng tạo nên một nhịp bốn kỳ hay 3 kỳ:
• Cơn đau lập lại đều đặn hàng ngày vào một giờ nhất định sau bữa ăn, đợt đau kéo dài 2-3 tuần nếu không điều trị; nếu có điều trị, cơn đau chỉ giảm hay hết khi uống thuốc và chỉ hết hẳn sau 1 tuần đến 10 ngày.
• Cơn đau tái phát theo chu kỳ sau 1 hay nhiều năm, thường vào mùa lạnh.
• Đau giảm khi ăn, uống sữa hay dùng thuốc Antacide, đau tăng với các thức ăn chua, nhiều acide (dứa, chanh..).
• Tính chất đau: Như xoắn, như vặn.
• Kèm với ợ hơi hay ợ chua. Ói khi có biến chứng.
• Bệnh nhân thường bị sụt cân do ăn không ngon miệng.
2. Thể không điển hình:
• Đau kiểu nóng rát, sau ăn và có tính chu kỳ.
• Đau kiểu xoắn vặn, sau ăn nhưng chu kỳ trong năm thất thường.
• Đau kiểu xoắn vặn, không liên hệ nhiều đến bữa ăn nhưng có tính chu kỳ.
• Thể không đau chỉ phát hiện khi có biến chứng thủng hay xuất huyết chiếm 20-25% trường hợp.
• Chỉ có 30 % bệnh nhân loét tá tràng có cơn đau điển hình
Dấu hiệu thực thể trong loét dạ dày rất hạn chế, tuy nhiên khám toàn diện là điều cần thiết để tìm các tổn thương của các bệnh khác có thể gây đau ở thượng vị (không điển hình). Thông thường bệnh nhân có thiếu máu nhẹ, mất ngủ, hay có cơ địa lo lắng. Đôi khi bệnh nhân có thể chỉ chính xác một điểm đau ở thượng vị (pointing sign). Loét dạ dày tá tràng gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều người có thể mắc phải căn bệnh này vì tâm lý chủ quan, kể cả những sinh viên đang theo học trong trường Cao đẳng Y Dược Pasteur mà tôi giảng dạy.
Ngoài ra, để chuẩn đoán bệnh còn dựa vào kết quả cận lâm sàng:
• Chụp quang vị
• Nội soi dạ dày tá tràng
• Các phương tiện khác để phát hiện nhiễm Helicobacter pylori: Huyết thanh chẩn đoán hay Helisal test, cấy mảnh sinh thiết dạ dày...
Hỏi: Dược sĩ có thể cho biết các biến chứng nguy hiểm thường gặp phải khi bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng?
Trả lời: Loét dạ dày tá tràng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó điển hình là:
• Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu hay đi cầu ra máu hay phân đen, có thể đưa đến tình trạng thiếu máu cấp.
• Thủng dạ dày tá tràng: ít gặp.
• Hẹp môn vị.
• Viêm tụy cấp.
Hỏi: Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng nên thay đổi lối sống như thế nào để cải thiện tình trạng bệnh?
Trả lời: Nếu chỉ dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh ngay lập tức nhưng bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần phải thay đổi lối sống để giảm sự sản xuất acid dạ dày và giảm sự kích ứng đến vết loét để vết loét được chữa khỏi hoàn toàn.
Nhóm thực phẩm nên ăn:
• Thực phẩm có tính hút acid: bánh mì, các loại bánh quy, bánh xốp… Ngoài ra, người bị loét dạ dày nên ăn một số món ăn làm từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai…
• Thực phẩm giúp trung hòa acid: sữa nóng, trứng hấp, trứng rán.
• Thóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ: một hộp sữa chua một ngày vừa bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại.
• Thực phẩm giúp mau lành vết thương: Ngoài nghệ vàng và mật ong đã được dân gian biết đến trong việc làm lành vết thương, sát khuẩn thì bạn nên ăn nhiều rau củ tươi vì nó cung cấp lượng vitamin A, B, C dồi dào có tác dụng làm lành chỗ viêm loét nhanh chóng.
Nhóm thực phẩm không nên ăn:
• Đồ ăn khó tiêu: Đồ ăn chiên rán nhiều chất béo, củ cải già, lá hẹ, rau cần, các loại đậu già, khoai môn…
• Đồ ăn có tính acid cao: Các loại hoa quả có vị chua như cam, quýt, chanh, mơ, ổi, xoài xanh, me, khế chua, dưa muối, giấm, măng chua…
• Các loại gia vị có tính kích thích cao: Một số loại gia vị như ớt, mù tạt, hạt tiêu dễ dẫn đến đau bụng.
• Đồ uống có gas, chất kích thích: Bia rượu, cà phê
Tóm lại, loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần được chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau. Đồng thời, cần phải xây dựng cho mình lối sống lành ngay từ bây giờ.
Post a Comment