Nhằm củng cố thêm kiến thức cơ bản về căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ hiện nay - bệnh ung thư vú, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với bác sĩ Trần Quốc Bảo, hiện là giảng viên tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng độc giả tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu và cách phòng tránh ung thư vú hiệu quả tại nhà.
Hỏi: Chào bác sĩ, gần đây tôi được biết những người có con muộn và không cho con bú, nguy cơ bị bệnh ung thư vú cao. Xin bác sĩ cho biết một số biểu hiện của bệnh ung thư vú?
Trả lời: Chào bạn, ung thư vú là căn bệnh ung thư khá phổ biến. Đây là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ. Ngày nay, người ta đã có cách điều trị ung thư vú. Tuy nhiên, để có thể chữa bệnh ung thư vú hiệu quả, bệnh nhân cần được phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện bệnh quá muộn có thể dẫn đến tử vong.
• Biểu hiện của ung thư vú bao gồm:
Những biểu hiện của ung thư vú đều được phát hiện bởi chính bệnh nhân. Từ những thay đổi trên bầu ngực, hay núm vú. Bệnh nhân đều cảm thấy sự khác biệt. Những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với những người dưới độ tuổi này.
• Những biểu hiện thường thấy khi bị ung thư vú:
- Chảy dịch ở núm vú, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sậm giống máu.
- Núm vú bị loét, rỉ dịch.
- Núm vú bị co kéo tụt vào trong.
- Sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú, nách.
- Da vú bị nhăn, da dày giống da trái cam sành.
- Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia.
- Đau vú một hay nhiều nơi.
Ung thư vú là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Hỏi: Xin bác sĩ cho biết những ai có nguy cơ mắc ung thư vú cao?
Trả lời: Một số người có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người khác. Các bạn nên để tâm đối với những trường hợp dưới đây:
• Phụ nữ ở độ tuổi 45-50.
• Phụ nữ mãn kinh trễ trên 55, có kinh sớm trước 10 tuổi.
• Không có con, có con đầu lòng trên 35 tuổi, không cho con bú.
• Đã bị ung thư vú một bên.
• Trong gia đình có mẹ hay chị, em, con gái bị ung thư vú. Khoảng 5-10% ung thư do di truyền.
• Bản thân đã có khối u vú với tăng sản ống tuyến vú không điển hình.
• Đã hay đang bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.
• Tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia xạ.
• Chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, giàu chất béo, ít rau quả và người hút thuốc lá, uống nhiều rượu.
• Phụ nữ béo phì sau mãn kinh.
• Uống lâu dài liên tục thuốc nội tiết thay thế sau mãn kinh.
Hỏi: Vậy, bệnh ung thư vú có phòng tránh được không?
Trả lời: Ung thư vú có thể phòng tránh được! Những biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú:
1. Duy trì thể trọng: Béo là nguyên nhân phát bệnh của bệnh ung thư vú. Vì vậy, bạn cần thực hiện một chế độ ăn ít béo và có phương án giảm cân nếu đang bị béo phì.
2. Nói không với rượu: Uống rượu đối với phụ nữ nguy hiểm còn cao hơn gấp nhiều lần so với nam giới.
3. Duy trì tâm lý: Trầm cảm căng thẳng sẽ làm cho mỡ máu tăng cao.
4. Không được dùng các loại thuốc kích thích: Dùng thuốc kích thích có thể làm rối loạn nội tiết tố, làm tăng cao nguy hiểm của bệnh ung thư vú.
5. Uống ít cà phê: Trong cà phê có chứa chất cafein, xanthine có thể thúc đẩy làm cho tuyến vú gia tăng, nhưng sự gia tăng tuyến vú lại có liên quan trực tiếp đến phát sinh ung thư vú.
6. Mặc áo ngực cố định: Ao ngực ngoài việc phòng chống ngực chảy xệ, quan trọng hơn là có thể phòng tránh được những dây thần kinh vú đang bị chèn ép, hết cảm giác khó chịu.
7. Nên làm mẹ theo cách tự nhiên: Những người bị ung thư vú trung tuổi, cao tuổi, chưa kết hôn, những người sinh đẻ khi tuổi cao tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Bạn cũng cần cho con bú bằng sữa mẹ nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
8. Đi bộ: Tản bộ với không khí trong lành có thể làm giảm đáng kể khả năng phát triển ung thư vú ở phụ nữ trên 50 tuổi, giai đoạn có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
9. Khám tầm soát định kỳ ung thư vú: Đây là cách để kịp thời phát hiện ra những bất thường của tuyến vú, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Nhiều bệnh nhân bị ung thư vú phát hiện ở giai đoạn sớm thì quá trình điều trị sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn, thậm chí có người đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Hỏi: Người bị bệnh ung thư vú nên ăn và kiêng gì?
Trả lời: Một khi mắc bệnh nhất là những dạng nguy hiểm như ung thư vú thì ngoài việc điều trị chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày.
Danh sách những thực phẩm tốt cho sức khỏe bệnh nhân ung thư vú:
Rau xanh và hoa quả tươi: Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn cung cấp rất nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày sẽ giúp cho sức khỏe bệnh nhân ung thư được cải thiện. Một số loại rau củ quả bạn nên ăn như bí đao, cà chua, củ cải, khẩu ma, lăng bạch, khoai môn, bông cải xanh, quả việt quất, mâm xôi, cam, dâu tây, đậu,…
Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc đặc biệt là họ nhà đậu sẽ giúp người bị ung thư vú tăng cường sức đề kháng.
Cá: Thay vì sử dụng thịt hằng ngày, bệnh nhân nên ăn nhiều cá vừa tốt cho sức khỏe, vừa tạo được cảm giác ngon miệng, tránh ngấy ngán.
Bí ngô: Trong bí ngô có chứa những hợp chất có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Vì vậy, hãy bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các món chế biến từ bí ngô.
Danh sách những thực phẩm bệnh nhân ung thư vú nên tránh:
Thịt đỏ: Thịt lợn, thịt bò, thịt trâu là những loại thịt đỏ có chứa nhiều chất béo gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta sử dụng quá nhiều nhất là đối với người bị ung thư vú.
Các thực phẩm chứa nhiều đường: Ăn quá nhiều đồ ngọt chứa đường sẽ khiến hàm lượng glucose trong máu tăng cao, từ đó dẫn đến estrogen cũng tăng lên. Dù bạn có đang bị ung thư vú hay không thì đều nên tránh những thực phẩm này để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước có ga,…
Các bà mẹ đang nuôi con nhỏ luôn được khuyến khích cho con bú bởi những lợi ích tuyệt vời mà cả mẹ và bé có được chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Hy vọng, sau bài viết này bạn đã biết được người bị ung thư vú nên ăn gì, kiêng gì và đừng quên áp dụng ngay hôm nay bạn nhé.
Post a Comment