Liên quan tới vấn đề nhiễm khuẩn ở bệnh viện, TS.Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai cho hay, hiện nay, tình trạng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện ở nước ta, đặc biệt những đơn vị hồi sức tích cực, đơn vị có phẫu thuật khoảng 8%. Đây cũng là tỉ lệ cao so với các nước trong khu vực. Đối với các nước phát triển, tỉ lệ này dưới 5%.

Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất, theo TS.Nguyễn Việt Hùng là trẻ sơ sinh. Và khi đã mắc nhiễm khuẩn, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng cũng sẽ cao nhất, có thể lên tới 50% do hệ thống miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện, rất dễ bị nhiễm trùng. Vì thế, các nhân viên y tế làm trong sơ sinh nói chung và hồi sức sơ sinh nói riêng rất áp lực. Hơn nữa, các bác sĩ phải làm nhiều thủ thuật với trẻ để cứu chữa nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập càng cao, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng huyết, đa phủ tạng, suy đa phủ tạng và tử vong.

“Đơn vị cấp cứu sơ sinh là đơn vị đối diện nguy cơ tử vong của trẻ cao nhất. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô khuẩn của nhân viên y tế đã tốt nhưng vẫn cần sự hợp tác từ phía người nhà vì, chỉ cần một hành vi không rửa tay thì lồng ấp, giường bệnh đã nhiễm khuẩn. Đồng thời, để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, việc đầu tiên phải giảm được lượng vi khuẩn định cư ngoài môi trường, từ đó giảm vi khuẩn định cư trên cơ thể người bệnh”, TS.Nguyễn Việt Hùng cho hay.

Các bệnh - Đường đi của vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện

TS.Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai

Bên cạnh đó, TS.Hùng cũng chỉ ra, vi khuẩn trước khi vào cơ thể gây nhiễm khuẩn sẽ nằm chính trên cơ thể các trẻ chứ không phải trong không khí hay luồng gió. Chính vì thế, chúng ta phòng là phòng trước khi bước vào buồng bệnh chứ không phải khi làm thủ thuật mới vô khuẩn.

“Trong không khí luôn tồn tại vi khuẩn, nhưng chúng thường không gây bệnh. Vi khuẩn này sẽ thường trú trên cơ thể trẻ. Khi có can thiệp thủ thuật, sẽ mở đường cho vi khuẩn vào trong cơ thể gây ra nhiễm khuẩn. Người có hệ miễn dịch bị suy giảm, can thiệp thủ thuật, mổ… là đối tượng dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Trẻ mắc bệnh nặng cần can thiệp nhiều, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng tăng lên.

Dịch sởi ở nước ta năm 2014 đã khiến hơn 100 trẻ em tử vong. Nguyên nhân lớn là kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt khiến bệnh nhi bị lây chéo bệnh. Nếu không có tình trạng quá tải ở tuyến trên, cộng với việc kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn, thì đã không xảy ra nỗi đau lớn cho ngành trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn”, TS.Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.

Các bệnh - Đường đi của vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện (Hình 2).

Các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi được hỏi về việc, để xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện thì trách nhiệm thuộc về ai? TS.Nguyễn Việt Hùng cho biết, nếu quy trách nhiệm thì chỉ quy cho người quản lý. 

“Tôi nói trách nhiệm của người quản lý, điều đó có nghĩa, người quản lý liên quan tới các quy chuẩn về vô khuẩn, chăm sóc bệnh nhân. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được các quy chuẩn đó. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ rửa tay của thế giới đạt 90% nhưng ở nước ta mới được 50%. 

Một người không tuân thủ tốt nhiễm khuẩn thì nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn còn. Trường hợp có nhiễm khuẩn, phun thuốc diệt khuẩn là biện pháp nên làm nhưng cũng chỉ tạm thời. Khi có con người vào môi trường đó, nhiễm khuẩn sẽ lại có. Có thể nói, nhiễm khuẩn bệnh viện là thách thức đồng hành cùng thầy thuốc đặc biệt những thầy thuốc cấp cứu, phải làm các thủ thuật”, TS.Nguyễn Việt Hùng khẳng định.

Cùng bàn về việc nhiễm khuẩn bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết, các vi khuẩn chia làm hai nhóm. Một nhóm là vi khuẩn cộng đồng và một nhóm là vi khuẩn bệnh viện. Trong đó, những con vi khuẩn trong bệnh viện thường độc vì nó sống trong môi trường bệnh viện, một môi trường thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh nên vi khuẩn bệnh viện rất dễ nhờn kháng sinh. 

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top