Để giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về nguyên nhân và nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng do amip để biết cách điều trị triệt để, Pv báo Người Đưa Tin đã trao đổi với Ths. bác sĩ Nguyễn Việt Phương, hiện công tác tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur.

Hỏi: Tôi đã đi khám sàng lọc và cũng mất khá nhiều thời gian mới phát hiện ra bị viêm đại tràng do amip. Mặc dù đã được bác sĩ dùng thuốc điều trị nhưng cho đến nay thỉnh thoảng bệnh vẫn tái nhiễm. Tôi có thể dùng thuốc gì để điều trị triệt để bệnh này?

Trả lời: Viêm đại tràng do amip, là do nhiễm amip là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Kén amip thường lẫn trong thức ăn và nước uống xâm nhập vào đường tiêu hóa và di chuyển xuống đại tràng gây bệnh. Bệnh viêm đại tràng do amip không khó điều trị, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị sớm bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Kén amip xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá.

Khi tới dạ dày, nhờ tác dụng của dịch vị phá vỡ vỏ, bốn nhân trong kén được giải phóng phát triển thành 4 amip nhỏ sau đó chúng di chuyển xuống cư trú ở hồi manh tràng là nơi giàu chất dinh dưỡng, PH thích hợp và có nhiều vi khuẩn cộng sinh. Bình thường amip nhỏ không xâm nhập được vào thành ruột để gây bệnh mà theo phân xuống đại tràng thải ra ngoài. Một số amip nhỏ co lại thành kén và cũng được thải theo phân ra ngoài là nguy cơ lây lan cho người khác. Chính vì vậy mà rất dễ tái nhiễm lại bệnh.

Tư vấn - Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng do amip hay tái phát

Bệnh viêm đại tràng amip rất dễ tái phát lại.

Hỏi: Thưa bác sĩ, những dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh viêm đại tràng do amip là gì?

Trả lời: Thông thường sau khoảng thời gian từ 2-6 tuần từ lúc ăn phải kén lây nhiễm amip bệnh viêm đại tràng mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Để nhận biết bệnh viêm đại tràng do amip có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây:

Đau bụng dưới: Đây là biểu hiện sớm của bệnh, các cơn đau thường xuất hiện thành từng cơn ở vùng hố chậu phải và có thể đau lan khắp vùng bụng dưới hoặc đau lan ra sau lưng.

Tiêu chảy: Bệnh viêm đại tràng do amip cũng khởi phát với triệu chứng tiêu chảy, bệnh nhân đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày kèm theo tình trạng đau bụng dưới. Ở giai đoạn nặng người bệnh sẽ đi ngoài từ 10-15 lần trong ngày.

Thường xuyên có cảm giác mót rặn và muốn đi ngoài nhưng có khi lại không đi được, phân có lẫn nhiều máu và chất nhày.

Bệnh không gây sốt như khi bị viêm đại tràng do lỵ trực khuẩn (shigella).

Bệnh viêm đại tràng do amip được chia thành hai dạng cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn mạn tính bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm kèm theo các biểu hiện đau bụng, đi ngoài phân sệt và bóng.

Hỏi: Vậy bác sĩ cho biết cách điều trị bệnh viêm đại tràng do amip mạn tính?

Trả lời: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có những phác đồ điều trị bệnh khác nhau cho mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, về loại thuốc điều trị hiệu quả căn bệnh hay tái phát này. Khi bệnh nhân có các biểu hiện đau bụng kèm theo đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày thì cần phải nhập viện ngay để theo dõi và điều trị viêm đại tràng do amip. Việc sử dụng thuốc amip là điều cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như sau:

Nhóm thuốc tác dụng trực tiếp do tiếp xúc: Bao gồm Chiniofon (Mixiot, Yatren) và Iodoquinol.

Nhóm thuốc tiêu diệt amip trong tế bào ở lớp niêm mạc ruột: Emetin, Dehydroemetin (Mebadin).

Nhóm thuốc có tác dụng trên cả thể amip và thể kén: Metronidazol.

Khi sử dụng các loại thuốc trên người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột, tăng liều hoặc tự mua thuốc về nhà sử dụng sẽ gặp phải những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Các thuốc có tác dụng giảm đau và co giãn cơ trơn như Atropin, Nospa, Papaverin, Spasmaverin cũng có thể được chỉ định nếu bệnh nhân bị đau bụng nhiều.

Ngoài ra người bệnh có thể điều trị viêm đại tràng do amip bằng các bài thuốc dân gian sử dụng các vị thảo dược tự nhiên như hạt và vỏ của cây sừng trâu (cây mộc hoa trắng), vỏ cây hậu phác, chiêu liêu, hoàng cầm…. Tuy nhiên các bài thuốc này thường cho hiệu quả thấp và khá chậm, chỉ nên sử dụng để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Tây.

Để ngăn ngừa bệnh tái phát và lây lan người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, tránh để nguồn bệnh lây nhiễm vào trong thức ăn và nước uống. Có biện pháp xử lý phân của người bệnh, không dùng phân tươi để bón cho cây trồng. Khi dùng rau hay trái cây phải rửa qua nhiều nước, ngâm qua nước muối pha loãng. Bên cạnh đó người bệnh cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay móng chân cho sạch sẽ.

ThS.BS. Phạm Thị Việt Phương (trường cao đẳng Y Dược Parteur) nhấn mạnh, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị viêm đại tràng do amip kết hợp với biện pháp dự phòng nêu trên sẽ giúp nhanh chóng dập tắt được căn bệnh này.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top