Nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh hô hấp khi chuyển mùa, PV báo Người Đưa Tin đã trao đổi với bác sĩ Chu Hoà Sơn trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nhằm giúp các bậc phụ huynh biết thêm về các bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ cũng như cách phòng tránh hiệu quả.
Hỏi: Thưa bác sĩ, xin cho hỏi nguyên nhân gây ra các bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ?
Trả lời: Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em vì virus có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây lan của virus dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao, khả năng miễn dịch đối với virus ngắn và yếu. Những virus thường gặp gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial virus), virus cúm (Influenzae virus) virus á cúm (Parainfuenzae virus), virus sởi, virus hạch Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus và các loại virus khác.
Ở các nước đang phát triển vi khuẩn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Những vi khuẩn thường gặp gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là:
Hemophilus influenzae, phế cầu (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu (Staphylococcus auerus), Klepsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis và các vi khuẩn khác.
Ngoài ra nấm và kí sinh trùng cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm đường hô hấp, tuy nhiên nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó các yếu tố nguy cơ như trẻ bị đẻ non, suy dinh dưỡng, không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, thiếu vitamin A … cũng góp phần gây nên tình trạng trẻ dễ bị viêm đường hô hấp.
Ô nhiễm không khí cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc này, không chỉ ảnh hưởng tới hệ hô hấp mà tác động tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Chất ô nhiễm có trong không khí bao gồm bụi, bụi lớn không vào được sâu, nhưng các hạt bụi nhỏ có thể đi vào tiểu phế quản, phế nang. Bên cạnh bụi, còn có các chất độc hại khác như khí SO2, NO2, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, chất đốt từ diesel cháy không hết sẽ đi vào trong, lắng đọng trên bề mặt phế quản, tiểu phế quản, niêm mạc nhu mô phổi, từ đó vào máu tới các tạng khác.
Cơ quan hô hấp là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên bởi ô nhiễm không khí. Khi hít thở không khí ô nhiễm sẽ làm sức bảo vệ đường thở kém và vì vậy bác sĩ có lưu ý các bà mẹ có con nhỏ không nên đưa trẻ con ra ngoài đường bằng xe đẩy trong lúc môi trường ô nhiễm.
Vào mùa đông trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường
|
Hỏi: Theo bác sĩ, tại sao cứ đến mùa đông thì bệnh nhân hô hấp lại gia tăng?
Trả lời: Không khí lạnh làm đường hô hấp trên, các mạch máu dưới niêm mạc co lại, khả năng bảo vệ của niêm mạc chống lại virus, vi khuẩn qua đường thở giảm dần, các hoạt động bảo vệ khác cũng kém đi. Vì vậy, mọi người sẽ bị nhiễm bệnh hô hấp trên như: Viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, viêm amidan, viêm phổi, màng phổi.
Hỏi: Các triệu chứng của trẻ bị viêm đường hô hấp biểu hiện ra sao?
Trả lời: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lổng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ, tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
Nhịp thở nhanh:
Trẻ < 2 tháng: Nhịp thở > 60 lần/phút là thở nhanh.
Trẻ em từ 2 < 12 tháng: Nhịp thở > 50 lần/phút là thở nhanh.
Trẻ em từ 12 tháng - 5 tuổi: Nhịp thở > 40 lần/phút là thở nhanh.
Rút lõm lổng ngực: Rút lõm lồng ngực là lổng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào.
Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lổng ngực của trẻ còn mềm. Rút lõm lồng ngực phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán.
Ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng chỉ cần một trong hai dấu hiệu thở nhanh hay rút lõm lồng ngực mạnh là viêm phổi nặng và cần cho trẻ liều kháng sinh đầu tiên,không được chữa trị tại nhà. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cần biết các dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm của trẻ đề đưa trẻ ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
Trẻ không uống được hoặc bỏ bú.
Co giật.
Ngủ li bì hoặc khó đánh thức.
Thở rít khi nằm yên
Suy dinh dưỡng nặng.
Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi:
Bú kém hoặc bỏ bú.
Co giật.
Ngủ li bì khó đánh thức.
Thở rít khi nằm yên.
Thở khò khè.
Sốt hoặc hạ nhiêt độ.
Hỏi: Vậy theo bác sĩ, cha mẹ phải làm gì để trẻ nhỏ hạn chế mắc viêm đường hô hấp vào mùa đông?
Bác sĩ: Vào thời điểm này chú trọng nhất là vấn đề nuôi dưỡng và giữ ấm cho trẻ.
Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, bổ dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh đề phòng suy dinh dưỡng. Cho trẻ bú mẹ nhiều lần. Trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy.
Giảm ho, làm dịu đau họng bằng các loại thuốc đông y không gây độc hại như quất hấp đường, hoa hổng hấp đường, mật ong...
Trên đây là một số bí quyết mà Bác sĩ Chu Hòa Sơn, đến từ trường cao đẳng Y Dược Pasteur muốn cung cấp tới độc giả có thêm kiến thức để giúp trẻ phòng chống bệnh hô hấp mùa đông hiệu quả.
Post a Comment