Thịt bò
Theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Gừng
Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn thịt lợn với gừng (Ảnh: Internet). |
Gan dê
Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu”. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.
Ngoài ra, theo Đông y, thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện.
Rau mùi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau mùi có tính tân tán, còn thịt lợn mang tính ngưng trệ. Khi 2 thực phẩm khắc nhau kết hợp sẽ khiến xung quanh rốn đau quặn.
Thịt trâu
Thịt trâu có tính hàn khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ và xuất hiện 1 loại giun sán mang tên sán xơ mít.
Thịt trâu có tính hàn khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ (Ảnh: Internet) |
Đậu tương
Đậu tương rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng). Tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó. Hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Ngoài ra, các y văn cũng cho rằng không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ, ô mai ... Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Phương Vy (t/h)
Post a Comment