Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da…
Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Thật bất ngờ, râu ngô lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như vậy. Ảnh minh họa. |
Dưới đây là một số công dụng của râu ngô:
Ngăn ngừa sỏi thận
Uống trà râu ngô đều đặn giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, râu ngô sẽ làm tăng lưu lượng nước tiểu, từ đó làm sạch cặn bã và phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.
Tuy nhiên, râu ngô không có tác dụng điều trị sỏi thận, đây chỉ là thức uống có tính chất phòng ngừa.
Chữa bệnh xuất huyết
Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen,… để tăng thêm công dụng.
Cách sử dụng này dùng để trị các chứng: chảy máu cam, xuất huyết cho các trường hợp tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi,…. rất hiệu quả.
Chữa bệnh cao huyết áp
Nước râu ngô có thể giúp chữa chứng cao huyết áp. Ảnh minh họa. |
Râu ngô dùng để sắc nước uống hàng ngày, nên phối hợp cùng với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt và câu dằng, sẽ giúp giảm cao huyết áp và ổn định huyết áp hiệu quả.
Trị vàng da
Râu ngô và nhân trần mỗi loại 30g, cỏ ngọt 10g, mỗi ngày 1 thang và sắc uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả trị vàng da rất tốt.
Chữa đái tháo đường
Mỗi ngày dùng từ 40 đến 50g râu ngô và sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp cùng các vị thuốc khác như: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để trị đái tháo đường.
Phòng phù nề chân tay
Râu ngô có tính chất lợi tiểu có thể làm giảm khả năng giữ nước và sưng ở tứ chi cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Theo Pax Herbal Clinic, một trang web hỗ trợ nghiên cứu thảo dược,râu ngô cũng có ích trong việc điều trị cao huyết áp và viêm khớp gút cấp bằng cách loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, râu ngô còn có tác dụng chữa bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ.
Công dụng lợi tiểu
Râu ngô có công dụng lợi tiểu đối với người hay loài thỏ nuôi trong nhà, giúp tăng lượng bài tiết clorua.
Phần không tan trong nước chiết xuất methanol sau khi lọc máu (nhóm máu A) có công dụng lợi tiểu mạnh, kể cả miệng, da, hay tiêm tĩnh mạch cũng đều có hiệu quả rõ ràng.
Giảm cân
Đối với râu ngô tươi, bạn có thể dùng khoảng 10-20 gram đun sôi với khoảng 200-300 ml nước uống trong một ngày. Với cách đun này bạn có thể cho thêm mía hoặc lá dứa vào để tạo mùi thơm và tăng hiệu quả.
Uống nước râu ngô có thể giúp giảm cân. Ảnh minh họa. |
Đối với râu ngô đã khô, bạn có thể áp dụng cách pha hãm như hãm trà thường ngày, dùng nước râu ngô để uống thay trà. Dùng nước sôi tráng qua bình trà, cho lượng râu ngô vừa phải (mỗi ngày không được uống quá 20g râu ngô) vào bình, cho một lượng nước sôi đủ ngập râu ngô rồi chắt bỏ lượng nước đó. Châm nước sôi vào đầy bình trở lại, ngâm khoảng 10 phút thì có thể sử dụng.
Chữa bệnh đông máu
Theo website Naturophathy Digest, râu ngô có tác dụng trong việc điều trị bệnh đông máu. Cho khoảng 30 gam râu ngô khô, ngâm trong nước sôi và uống. Không sử dụng râu ngô nếu bạn đang dùng thuốc điều trị đông máu.
Trị bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng
Râu ngô, nhân trần: mỗi loại 30g;
Cỏ ngọt: 10g;
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
Nhã Nam (T.H)
Post a Comment