Những cách dưới đây giúp bạn hướng dẫn con hiểu được ý nghĩa của việc xin lỗi chứ không phải xin lỗi một cách miễn cưỡng.
Lùi một bước
Nếu con vì tức giận mà đẩy bạn khác ngã, thay vì yêu cầu con xin lỗi ngay lập tức, bạn cần giúp con bình tĩnh trước tiên. Nếu bạn khăng khăng bắt bé xin lỗi khi bé vẫn đang buồn, bé sẽ không hiểu hành vi của bé ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Khi bé bình tĩnh, bé sẽ biết cảm thông và hiểu được hành động của mình là sai. Việc đó sẽ giúp bé biết hối hận và biết kiểm soát xung đột tốt hơn về sau. Nếu bé la hét khi bạn yêu cầu bé dọn bàn ăn, nếu bạn bắt bé xin lỗi ngay “Chúng ta không nói chuyện theo cách này, con cần xin lỗi mẹ ngay lập tức” sẽ chỉ khiến cho tình huống leo thang và khiến bé cảm thấy tồi tệ hơn do bị mẹ la mắng chứ không phải là việc nói năng thô lỗ với bạn. Thay vì vậy, bạn có thể nói “Con nói như vậy khiến mẹ buồn đấy. Mẹ yêu con, nhưng chúng ta cần vài phút để bĩnh tĩnh và quay lại sau tiếp tục nói chuyện sau.”
Nhìn nhận lại những gì đã xảy ra.
Khi bé bình tĩnh hơn, bạn có thể nói về hành vi của bé ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Bạn có thể hỏi những câu hỏi giúp bé biết cảm xúc của người khác như “Con sẽ cảm thấy như thế nào nếu điều đó xảy ra với con?” Bạn cũng có thể giúp bé nhớ lại một sự việc tương tự “Con có nhớ là con đã buồn như thế nào khi bạn A mắng con không? Đấy, bây giờ bạn B cũng cảm thấy tương tự như vậy.” Sau đó, bạn có thể cùng con nghĩ ra những cách để giải quyết xung đột vào lần tới. Bạn có thể hỏi con “Con sẽ làm điều gì khác?” hoặc “Lần tới, nếu xảy ra việc tương tự con có thể làm gì tốt hơn?” để giúp bé nghĩ về những việc có thể xảy ra. Nếu con bạn buồn vì em không chia sẻ đồ chơi hoặc ném đồ chơi khắp phòng, bạn gợi ý bé lần sau có đi ra khỏi phòng hoặc nói với em “Không được làm việc đó”.
Làm gương
Một trong những cách dạy hiệu quả nhất là chính hành vi của bạn. Con bạn sẽ quan sát những việc bạn làm. Nếu bạn mắng bé khi ngắt lời bạn, bạn có thể nói “mẹ xin lỗi mẹ vì đã không trả lời con lịch sự. Trong lần tới, mẹ sẽ cố gắng bình tĩnh hơn khi mẹ cảm thấy thất vọng.” Lời xin lỗi này sẽ dạy bé: Nhận trách nhiệm và có một kế hoạch cho lần tới. Khi bé thấy cách làm này lặp đi lặp lại, bé sẽ học theo.
Đền bù thiệt hại
Hành động cụ thể để thay lời xin lỗi sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều hơn. Nếu con bạn gọi bạn bè bằng biệt danh, bạn có thể hỏi con: “Con làm gì để bạn cảm thấy thoải mái hơn?” Bé có thể gợi ý con có thể ôm bạn hoặc chia sẻ một món đồ chơi đặc biệt nào đó. Giống như lời nói “tôi xin lỗi”, cử chỉ này giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm với lỗi cụ thể. Tất nhiên, bé có thể vẫn sẽ từ chối xin lỗi ngay cả khi bạn đã hướng dẫn bé phản ứng phù hợp. Trong trường hợp này, bạn có thể tránh xung đột, và biết rằng bạn sẽ có cơ hội khác để dạy bé lời xin lỗi. Khi bé xin lỗi, bạn có thể khích lệ con “Con sẽ cảm thấy tự hào khi làm bạn cảm thấy tốt hơn!”
Thảo luận tại diễn đàn: Dạy Con Biết Xin Lỗi Khi Làm Sai
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment