Địu con không đúng cách có thể khiến trẻ bị nghẹt thở, loạn sản khung xương hông,… nhưng rất ít bố mẹ nhận thấy được điều này.
địu conDưới đây là 11 sai lầm phổ biến nhất khi địu con, rất nhiều trong số chúng liên quan đến sự an toàn của trẻ. Trước khi từ bỏ, hoặc tệ hơn khi quấn, bọc hoặc địu trẻ sai cách, hãy đọc những điều sau:
1. Mua nhầm kích cỡ
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất cha mẹ từ bỏ việc địu con mình là do trang bị dụng cụ không đúng kích cỡ. Hãy cân nhắc nguyên tắc Goldilocks khi mua đồ địu, bọc hay quấn: chúng không thể quá lớn hay quá nhỏ, quá lỏng hoặc quá chặt – nó phải phù hợp và có độ chặt vừa phải. Cách tốt nhất để đảm bảo vừa đúng kích cỡ là đợi cho đến khi bạn có thể đi mua và thử chúng lên xem có vừa với em bé của bạn hay không.
2. Không đọc sách hướng dẫn
Có thể dường như về lý thuyết thì đơn giản, nhưng mặc đúng cách cho bé lại cần thực hành rất nhiều. Đừng mong đợi thực hiện đúng ngay lần thực hành đầu tiên, và hãy để chính bạn được luyện tập nhiều lần để học những cách địu bé khác nhau, đặc biệt là những chiếc chăn quấn chỉ là một dải vải dài. Thật hữu ích rằng trên mạng có một loạt video từ Youtube và những hướng dẫn chỉ dạy từng bước một giúp bạn đeo chúng.
3. Địu bé quá lỏng lẻo
Việc địu lỏng lẻo không chỉ làm hại con bạn mà còn khiến bạn đau đớn. Đầu trẻ nên nằm ngả trên ngực, trên lưng hoặc trên vai bạn. Một vấn đề khác nữa xảy ra với trẻ khi địu quá lỏng lẻo là tình trạng này để càng lâu thì trẻ càng tụt xuống. Cách tốt nhất để kiểm tra là ấn vào lưng bé. Nếu lưng bé di chuyển ra xa khỏi bạn thì tức là địu chưa đủ chặt.
4. Sai lầm khi nghĩ rằng mình được rảnh tay
Nhiều bậc cha mẹ địu con say sưa nói về tất cả những công việc mà họ có thể thực hiện được khi đeo trên người đứa con sơ sinh của mình, nhưng điều quan trọng là không bao giờ được lơ là sự an toàn của trẻ. Trẻ có thể cựa quậy, và các mối buộc có thể tuột ra. Hãy đặc biệt chú ý khi đang phải làm nhiều việc một lúc – nhất là khi nó liên quan đến việc nấu nướng với bếp lò nóng, chính vì thế khi nhu cầu phát sinh, bạn vẫn có thể bảo vệ được con mình.
5. Che mất mặt trẻ
Bạn luôn nên quấn địu sao cho dễ dàng liếc mắt là có thể nhìn thấy mặt bé và không bao giờ che đầu trẻ bằng vải – đây là một mối nguy hiểm dẫn đến tình trạng nghẹt thở phổ biến.
6. Không đỡ cổ trẻ
Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh vẫn chưa có các cơ để đỡ được đầu, và nó sẽ bị ngửa ra sau nếu không được đặt gọn.
7. Hạn chế đường thở của trẻ
Nếu bạn nhận thấy cằm trẻ tựa cứng trên ngực bạn, bạn cần phải điều chỉnh lại. Vị trí như thế có thể cắt đứt nguồn cung cấp ô-xi cho bé.
8. Để chân trẻ thả thõng xuống
Trẻ không nên được địu với tư thế chân thả lơ lửng, vì vị trí này có thể đặt bé vào nguy cơ phát triển loạn sản xương hông. Lý tưởng nhất là các bé phải ở tư thế giống như con ếch, với đầu gối cong trên mông nếu bé ở trong địu, chân bé thì ở hai bên cạnh sườn bạn.
9. Chuyển sang địu mặt quay ra ngoài quá sớm
Đừng vội vàng đặt bé trong địu với mặt quay ra ngoài. Trẻ sơ sinh cần thời gian để cổ được cứng, và địu quay mặt ra đằng trước có thể gây kích thích quá mức cho trẻ nhỏ. Khuyến cáo chung là hãy đợi cho đến khi trẻ cứng cổ – thường là khi trẻ được từ 4 đến 6 tháng tuổi, trước khi bé biết lật mình.
10. Để bé bị nóng quá
Đặc biệt vào những tháng mùa lạnh, bạn có thể mắc sai lầm khi cho bé mặc quá nhiều lớp quần áo. Tất cả những lớp quần áo bó kết hợp với thân nhiệt của bạn có thể khiến bé nóng hơn so bạn dự tính, vì vậy hãy chú ý nếu trẻ đổ mồ hôi hoặc các dấu hiệu khác khi bé bị quá nóng.
11. Không thay đổi vị trí
Nếu bạn tìm thấy một tư thế địu mà bạn cảm thấy ổn, điều nên làm nhất chính là không được quen với tư thế đó. Nó không chỉ quan trọng trong việc thử các tư thế địu khác nhau để chuẩn bị cho thời điểm bé lớn hơn và hiếu động hơn. Trong những tháng của năm đaầu đời, việc đặt đầu trẻ nằm ở cả hai bên đều nhau rất quan trọng. Ví dụ, luôn có trường hợp trẻ quen nằm nghiêng đầu sang trái, có thể khiến mất cân bằng phát triển các cơ và mắc hội chứng đầu phẳng. Chỉ cần hướng đầu trẻ sang phải hoặc chuyển đổi hướng đầu trẻ nằm thường xuyên trong địu là được.
Thảo luận tại diễn đàn: 11 Lỗi Khi Địu Con Không Tốt Cho Bé Cha Mẹ Nào Cũng Mắc
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment