Bạn thức dậy mỗi sáng trong niềm biết ơn vì đã được sống bên người ấy, hay là băn khoăn tự hỏi sao mình lại cưới anh ta?
Ngay cả khi những bận tâm ấy của bạn là không thường xuyên, nó cũng giúp bạn nhìn nhận lại mối quan hệ của mình. Hãy tìm hiểu tiếp liệu bạn có 4 dấu hiệu dưới đây hay không. Nếu có, không nhất thiết phải chia tay ngay, nhưng bạn cần thêm nỗ lực để dối diện với các tín hiệu này, và vá những "lỗ thủng" tình yêu trước khi quá muộn, theo allwomanstalk.
1. Bạn cảm thấy "thất vọng"
Bạn có thấy mình ngày càng trở nên thất vọng, vỡ mộng trước bạn đời? Phải chăng những thói quen nhỏ bé trước đây của người ấy, mà bạn từng thấy dễ thương, giờ trở thành điên rồ? Hoặc có lẽ bạn nhận ra người ấy đang trở nên bất mãn với mình, và bạn không hiểu tại sao?
Thất vọng là cảm giác đi kèm với việc không đạt được mục tiêu. Trong một mối quan hệ, nó có thể được phóng đại lên khi hai người có mục tiêu khác nhau hoặc đối lập.
Nếu hai bạn muốn những điều khác nhau, các bạn sẽ thấy mình đang trở nên xa nhau ra, cho đến khi sự thất vọng bắt đầu len lỏi vào. Dù là mục đích mua nhà cùng nhau, chọn món gì để ăn tối, cho đến việc có con hay không, với bất cứ việc nào, điều quan trọng là cả hai phải cùng chung các mục tiêu chính.
Vì thế, khi cảm thấy thất vọng, hãy coi đó là tín hiệu có gì không ổn trong mối quan hệ của bạn, và là động lực để bạn tạo ra thay đổi. Nếu bạn để mọi thứ trượt dài trong giai đoạn thất vọng, bạn dần sẽ đi đến mất niềm tin ở bản thân và mối quan hệ của mình, từ đó càng thất vọng hơn và trở nên giận giữ.
Ảnh: reneemullingslewis.com |
2. Bạn cực kỳ "giận dữ"
Khi những nỗ lực để đạt mục đích chung của bạn thường xuyên đổ vỡ, sự thất vọng sẽ lớn dần thành giận dữ. Khi đó, bạn có xu hướng thực hiện các hành vi có tính phá hủy (ví dụ xúc phạm bạn đời nơi công cộng, nói xấu người ấy với gia đình, bạn bè...). Bạn sẽ làm lung lay toàn bộ nền tảng mối quan hệ của mình vì quá kích thích.
Vì thế, nếu bạn đã rơi vào giai đoạn "giận dữ", đã đến lúc đánh giá toàn diện lại vấn đề. Hãy xác định lại mục tiêu chung của các bạn trước khi mối quan hệ trở nên sụp đổ.
3. "Sự bấp bênh" đang ăn mòn bạn
Nếu bạn trải qua những cơn giận căng thẳng (dù là từ phía mình hay bạn đời), bạn dần dần chọn cách rời xa mối quan hệ đó.
Bạn sẽ tránh xa mình khỏi các cuộc đối đầu và mất dần niềm tin vào vị trí của mình trong mối quan hệ. Một lần nữa bạn sẽ đánh giá lại người ấy, và có thể trải qua cảm giác bấp bênh, ghen tuông..., và bạn sẽ càng cảm thấy mất kiểm soát.
Mục tiêu mối quan hệ của bạn càng ngày càng trượt xa. Bạn dần rơi vào vòng xoáy trôn ốc từ cảm thấy bấp bênh đến thất vọng và giận dữ, rồi lại tranh cãi nhiều hơn.
Nếu bạn đã ở giai đoạn này, mọi thứ đã trở nên nghiêm trọng. Chìa khóa ở đây là định vị lại mục tiêu của chính bạn, và tái kiểm soát hình ảnh bản thân.
Hãy hỏi mình muốn gì? Làm thế nào để đạt điều đó?
4. Bạn cảm thấy "cô đơn"
Sự bấp bênh dẫn tới điều không thể tránh khỏi là cảm giác cô đơn. Các bạn có thể ngừng thân mật với nhau. Thậm chí không cả nói chuyện.
Nếu bạn đã đến giai đoạn này, có thể là quá muộn để biến nó trở lại tốt đẹp. Chỉ có bạn mới quyết định được đây có phải đã là giới hạn cuối rồi hay không. Điều quan trọng là bạn phải ra quyết định, chứ không chỉ ngồi chờ làm người cô đơn dai dẳng.
Thuận An
Post a Comment