Thực tế hiện nay có rất nhiều gia đình khi ăn rau cần hàng ngày thường thích ngúng tái rau cần trong nồi lẩu. Rau cần có các thành phần dinh dưỡng bao gồm Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. T

heo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu… Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh.

Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.

  Vì sao mọi nhà ăn rau cần không nên nhúng tái? - Ảnh 1

Thực tế hiện nay có rất nhiều gia đình khi ăn rau cần hàng ngày thường thích ngúng tái rau cần trong nồi lẩu. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, cách ăn rau cần như vậy là chưa đúng cách và vẫn cực hại cho sức khỏe. Bởi cách ăn đó, dễ khiến người ăn sẽ bị nhiễm sán gây nên những bệnh tật đáng tiếc cho người ăn.

Rau cần dễ bị nhiễm sán

Như nhiều loại rau phổ biến khác như rau muống, rau ngổ, rau rút, rau cần rất dễ bị nhiễm các loài sán lá ruột có tên Fasciolopsis buski.

Khi ăn vào cơ thể, bạn sẽ khó lòng có thể phát hiện được ra. Và từ đó, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 – 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.

Khi trưởng thành, các ấu trùng đuôi rời ốc, sống bám vào một số cây mọc dưới nước như bắp niễng, ngó sen, ngó khoai, rau muống, rau cần, rau rút… phát triển thành nang trùng. Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.

Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu; toàn phát: người bệnh thấy đau bụng, thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng bị trướng; giai đoạn nặng: phù toàn thân, phù mặt, phù chân…

Bệnh cần điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu, kết hợp điều trị hỗ trợ để nâng cao thể trạng bệnh nhân.

Chất arachidonic không mất đi trong quá trình trần rau cần

Với các thành phần dinh dưỡng có trong rau cần nên loại rau này thích hợp dùng làm thực phẩm cho các bữa ăn của gia đình bạn. Những người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường, ho gà, máu nhiễm mỡ hay gan mãn tính thì càng nên ăn rau cần hay dùng rau cần vắt nước uống để chữa bệnh.

  Vì sao mọi nhà ăn rau cần không nên nhúng tái? - Ảnh 2

Khi ăn các loại rau sống ở dưới nước như rau cần, rau muống, rau ngổ, bạn nên thực hiện ăn chín để đề phòng nhiễm sán, đảm bảo sức khỏe. Ảnh minh họa.

Nhiều bà bầu sắp đến tháng sinh ăn rau cần cũng rất tốt cho phòng chống tiền sản giật, một chứng bệnh thường gặp và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con trong 3 tháng cuối thai kỳ. Carotene, nicotinic acid, vitamin C trong rau cần có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp nên rất hợp làm thực phẩm cho bà bầu.

Mặc dù là loại thực phẩm lành tính, nhưng rau cần lại không tốt cho người bị bệnh vảy nến. Được biết, rau cần có chứa arachidonic là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy cũng sẽ không mất đi trong quá trình trần qua. Điều này khiến bệnh sẽ càng lâu khỏi hơn.

Lưu ý:

- Khi ăn các loại rau sống ở dưới nước như rau cần, rau muống, rau ngổ, bạn nên thực hiện ăn chín để đề phòng nhiễm sán, đảm bảo sức khỏe

- Rửa sạch rau cần dưới vòi nước mạnh vì rau cần trồng dưới nước nên dễ bị các ký sinh trùng bám vào.

Thanh Hà

Post a Comment

 
Top