Nguyên nhân tê nhức chân tay
Có nhiều nguyên nhân gây tê nhức chân tay. Theo Tây y lý giải, tê nhức chân tay là hậu quả của nhiều chứng bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay gây chèn ép và tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Bên cạnh đó, những rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… cũng dễ gây tê nhức chân tay.
Đông Y lại cho rằng, tê nhức chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn cảm giác ở tay, chân. Hiện tượng này thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu thông, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.
Những người này dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê nhức chân tay, nhất là khi thời tiết thay đổi. Ảnh minh họa. |
Người hay phải đối mặt với tình trạng tê mỏi tay là những người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều. Những người này dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê nhức chân tay, nhất là khi thời tiết thay đổi.
6 bài thuốc Đông y trị tê nhức chân tây cực hiệu quả
Ngải cứu trắng
Bạn có thể lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp.
Mối khi khớp bị sưng, hoặc te mỏi chân tay, bạn hãy đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Mối khi khớp bị sưng, hoặc te mỏi chân tay, bạn hãy đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Ảnh minh họa. |
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút.
Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Đu đủ, mễ nhân sống
Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.
Lá lốt
5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.
Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Cỏ trinh nữ
Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
Ảnh minh họa. |
Mật ong và bột quế
Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
Thanh Hà
Post a Comment