1. Giá đỗ
Giá có màu trắng nhạt, thân và rễ dài, khó gãy là giá sạch. Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh.
Với loại giá có ngậm hóa chất thường có màu trắng tinh, thân tròn lẳn, ít rễ trông khá bắt mắt. Giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại.
2. Rau muống
Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đen, thân rắn chắc, lá có xanh tự nhiên, có đốm sâu, ngọn nhỏ.
Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đen, thân rắn chắc, lá có xanh tự nhiên, có đốm sâu, ngọn nhỏ. |
Với rau muống bị bón nhiều phân thường có thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính. Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát.
3. Rau bí
Rau bí sạch thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn, lá có màu xanh nhạt, thân rắn chắc, nhiều lông tơ.
Rau bí nhiễm thuốc non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ.
4. Rau cải
Rau cải sạch thân thường rắn, lá xuất hiện nhiều đốm sâu.
Ngược lại, rau cải có hóa chất sẽ có thân mọng nước, chắc mập, bóp tay vào phần thân mềm dễ dập, lá xanh mướt, không có đốm sâu nào.
5. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi sạch có thân vừa phải, lá nhỏ và hơi mỏng, xanh nhưng không bóng mượt, thỉnh thoảng có đốm sâu.
Còn với rau mồng tơi có hóa chất, lá óng, mướt, mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài, mẫm mụp, không sâu bệnh.
6. Mướp đắng
Mướp đắng sạch, an toàn có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti, quả dáng dài.
Những quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng có thể bị nhiễm thuốc kích thích sinh trưởng.
7. Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu Hà Lan, đậu ván, đậu cô ve…)
Đậu sạch thường đanh quả, có vết sâu bệnh, màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải.
Những quả đậu nhìn bề mặt non bóng nhẫy, ít lông tơ, bẻ thấy giòn tan, không có sâu bệnh là loại quả đậu ngậm nhiều hóa chất.
Trọng Nghĩa
Post a Comment