Nhiều cha mẹ được lớn lên ở trong một gia đình mà việc nói về tiền là không lịch sự. Vậy mà với món nợ của đất nước đang ở đỉnh điểm, mỗi gia đình ở Mỹ có món nợ trung bình với thẻ tín dụng khoảng 15.000 đô la, và những sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học phải đối mặt với khoản nợ lớn nhất đối với những sinh viên, rất nhiều cha mẹ lại thiếu tự tin khi phải dạy con về tiền-vào lúc mà giáo dục về tài chình lại cần thiết hơn bao giờ hết.

Vậy bạn phải dạy để con mình trở thành một người hiểu biết về tài chính như thế nào?

Bắt đầu càng sớm càng tốt

Phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng trẻ con có thể hiểu về tiền ít nhất từ lúc ba tuổi. Và thói quen về tài chính được hình thành vào lúc bé bảy tuổi, theo như nghiên cứu của trường đại học Cambridge.

Phần lớn các bé khi bắt đầu biết đi không quan tâm về tiền, nhưng có hệ thống thưởng cho bé bao gồm chương trình tivi yêu thích của bé hoặc là kẹo có thể giúp các bé học vè khái niệm về tiền khi còn nhỏ. Khi bé của bạn có một hành vi tốt, hãy đưa cho bé một phiếu nhận quà tự làm. Bạn có thể đặt giá trị cho phận thưởng nhỏ là một phiếu và cho phần thưởng lớn là ba đến năm phiếu. Trẻ của bạn sẽ tự học về tiết kiệm, chi tiêu, và tích phần thưởng trước khi bạn biết.

Khi bé bắt đầu lớn lên, hãy dạy cho bé chơi đồ hàng để bé hiểu về việc chi tiền cho một đồ vật (chỉ cần những vật ở trong nhà thôi). Nếu bạn dùng tiền xu thì việc này sẽ giúp cho bé rất nhiều vì nó sẽ dạy cho bé cách nhận ra giá trị của từng đồng tiền.

Những Bài Học Cơ Bản Về Ngân Sách

Tiền Tiêu Vặt

Tiền tiêu vặt là một trong những cách tốt nhất để dạy con của bạn cách quản lý tài chính tốt. Nếu bạn quyết định cho bé tiền tiêu vặt, thì cho tiền vào một ngày nhất định sẽ giúp bé học những bài học quản lý tiền tốt hơn là cho tiền thỉ thoảng. Nếu bạn đang quyết định nên cho bé bao nhiêu, thì sau đây là những thứ để nghĩ đến: tuổi con bạn, thu nhập gia đình, và số tiền đấy sẽ để làm gì.

Ngay khi bé nhận được tiền, hãy dạy bé cách làm ngân sách bằng cách bảo bé tính sẽ dùng số tiền đấy nhưng thế nào. Số tiền và thể loại của từng nhà sẽ khác nhau, nhưng bạn có thể suy nghĩ về việc cho 40% để tiêu, 40% để tiết kiệm, 10% để từ thiện, và 10% đóng góp để trả thuế (sẽ đề cập thêm về việc này sau).

Với những bé bé hơn thì hãy cho bé một số phẩn nhỏ của số tiền để chi cho những thứ rẻ và giữ phần còn lại vào những lọ hoặc hộp có dán chữ để trẻ nhìn số tiền của bé lớn dần trong mỗi loại chi tiêu.

Ngay khi bạn nghĩ bé đã sẵn sàng-có lẽ khoản sáu đến chín tuổi-hãy đưa bé đến ngân hàng và tạo một tài khoản tiết kiệm cho bé. Đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy bé về lãi suất. Khi con bạn đã ở tuổi teen, mở cho bé một tài khoản ngân hàng để bé có thể học cách dùng thẻ tin dụng có trách nhiệm trước khi bé phải rời nhà.

[​IMG]Tiết kiệm

Bảng tiết kiệm là một công cụ hữu ích cho các bé ở mọi lứa tuổi. Khi bé có một mục tiêu để tiết kiệm tiền, cho dù nó là đồ chơi hay là một chiếc ô tô, hãy làm một cái bảng với một bức ảnh của thứ mà bé mong muốn ở trên cùng của cái bảng. Cho những bé bé hơn thì hãy tính sẽ cần bao nhiều tuần tiên tiêu vặt để mua được và rồi vẽ một hình vuông cho mỗi tuần. Bé có thể dán sticker hoặc là đánh dấu vào cho mỗi lần nhận được tiền tiêu vặt. Bé sẽ rất tự hào khi bé đã có đồ vật đấy vì bé đã dùng tiền của bé để mua nó.

Với những trẻ lớn hơn, đây sẽ là tài khoản tiết kiệm khác mà bé cho tiền tiếu vặt hoặc tiền kiếm được vào để đạt mục tiêu. Những sự thỏa mãn và sự tự hào của bé sẽ vẫn giống những những trẻ nhỏ hơn!

Tiêu Tiền

Hãy dạy bé cách tiêu tiền đúng đắn bằng cách cho phép bé mua những thứ đắt tiền mà bé muốn. Vì dụ, hãy để đồ ăn ở nhà để bé có thể tự chuẩn bị, nhưng nếu bé muốn mua thức ăn trưa ở trường, thì hãy để bé trả bằng tiền của bé. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền, giúp bé suy nghĩ về việc nên chi tiền cho cái gì, và sẽ giúp bé ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe hơn là thức ăn ở trường.

Các bé thường không biết về giá của các thứ trừ giá trên tờ giấy dán, vì vậy bạn phải dạy cho bé những số tiền phải trả mà không ở trên tờ giấy dán. Nếu đứa bé lớn của bạn muốn mua những thứ như là iPhone hoặc là một chiếc ô tô, hãy dạy bé về tiền trả cho nhà mạng, bảo hiểm, sửa chữa, vân vân.

Khi bé phải trả tiền, bé sẽ mắc nhiều lỗi, và như thế không sao! Bé sẽ nhận ra kinh nghiệm về sự hối hận của những người mua hàng một lúc nào đó và sẽ nhờ bạn giúp. Nếu việc này xảy ra, hãy từ từ để bé trải nghiệm hậu quả của hành động đó, nhất là khi bạn đã cảnh báo bé trước khi bé mua đồ. Trải nghiệm đó sẽ giúp bé tạo ra những lựa chọn tốt hơn khi giá đồ vật lần sau cao hơn.

[​IMG]

Những Vấn Đề Lớn Hơn

Còn nhớ khi bạn còn đang làm công việc đầu tiên và bạn rất phấn khởi khi được nhận lương lần đầu tiên chứ? Bạn đã làm việc chăm chỉ cho số tiền đấy và có lẽ đã tiêu số tiền đấy trong đầu hàng chục lần. Rồi ngày đấy đến, bạn đã rất sốc vì số tiền đấy nhỏ hơn bạn tưởng-vì thuế.

Tạo ra “thuế cho bé” sẽ dạy là một cách sáng tạo để bé hiểu về thuế khi còn nhỏ. Steve Shaffer, giám đốc của Offers.com, khuyên là thuế nên là 25%, nhưng khung thuế của từng nhà có thể khác nhau. Rồi hãy dùng số tiền thuế để tham gia những cuộc vui với cả nhà.

Tăng sự hiểu biết về lãi xuất của những bé tuổi teen (và có lẽ là cả bạn nữa) bằng cách cho phép bé chọn một công ty (hoặc là vài công ty) mà bé biết và nghĩ rằng sẽ là nơi đầu tư tốt rồi giả vờ đầu tư một số tiền vào nó. Hãy kiểm tra hoạt động trên thị trường để xem bạn kiếm được bao nhiêu.

Giống như ví dụ về thuế của bé, bạn có thể dạy cho những bé lớn những bài học tốt và việc cho vay nợ. Nếu có thứ gì đó mà bé rất muốn, hãy cho bé ba lựa chọn: 1) Mua ngay bây giờ, 2) Tiết kiệm để có thể mua sau này, hoặc 3) Cho bé vay tiền với lãi xuất. Dạy cho bé rằng bé sẽ mất thêm tiền nếu vay và càng lâu trả tiền thì bé sẽ phải trả nhiều hơn. Hãy lập ra các luật về vay trước khi cho vay.

[​IMG]

Hãy Cẩn Thận về Lời Nói Của Bạn

Thay vì nói, “nhà mình không mua được” hoặc thậm chí là, “nó không ở trong khi phí,” hãy thử nói, “nhà mình đã quyết định không mua thứ đó bây giờ.” Hãy nói với con bạn khi ban quyết định không mua thứ gì đó và hãy nói rằng tại sao bạn quyết định không mua.

Đặc biệt với những bé còn nhỏ, việc dạy dỗ về sự trì hoãn sự thoả lòng với việc hôm nay nói không, ngày mai nói có. Ví dụ, nếu bạn nói không với việc đi ăn ở ngoài hoặc đi xem phim, hãy giải thích rằng nhà mình sẽ không chi cho những thứ đó vì nhà mình đang để dành tiền cho kì nghỉ sắp tới. Và khi bé hơn một câu hỏi khó, hãy cố hỏi, “Tại sao con lại hỏi như vậy.” Việc này sẽ giúp bạn hiểu cách bé nghĩ sau câu hỏi trước khi trả lời.

Biên dịch: Bùi Huy Khang

Bạn muốn trao đổi với các thành viên diễn đàn LÀM CHA MẸ về tiền tiêu vặt, dạy con giá trị đồng tiền và cách tiêu tiền tại đây

Bình luận với Facebook

Bình luận

Post a Comment

 
Top