Khi không hiểu một vấn đề gì đó, hãy đặt câu hỏi. Nhưng quan trọng là phải biết cách hỏi sao cho đúng.
“Có thể bạn xấu hổ khi thừa nhận rằng bạn không hiểu những gì người khác nói, hoặc là bạn không hiểu gì cả,” Heidi Grant Halvorson, Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Động lực Columbia Business School và là tác giả của cuốn sách “No one understand you and what to do about It” cho biết.
“Bạn có thể e sợ điều đó khiến cho bạn trở nên không đủ năng lực trong mắt người khác, nhưng điều đó không đúng. Nghiên cứu cho thấy rằng những người tò mò thường được đánh giá là thông minh hơn.”
Theo Griesel, tác giả của cuốn sách “The Corporate Guide to Cultivating Mindshare thì không có câu hỏi nào là ngu ngốc cả: “Khi bạn học một điều gì hoàn toàn mới lạ với bạn, hoặc khi sự an toàn của ai đó đang bị đe dọa, khi bạn đầu tư tiền bạc, hoặc khi điều đó liên quan tới sức khỏe của bạn, hãy luôn đặt câu hỏi”
“Điều quan trọng là khi đặt câu hỏi bạn cần xác định tư tưởng là câu hỏi đó sẽ cung cấp cho bạn thông tin giúp cải thiện hiệu suất công việc của bạn”, Jon Acuff, tác giả của cuốn sách “Hãy làm lại, tái sáng tạo công việc của bạn, và đừng bao giờ khiến mình bế tắc” phát biểu.
Ông đề nghị trước khi đi họp hãy chuẩn bị các câu hỏi. “Đặt câu hỏi không chỉ giúp bạn tham gia vào nội dung cuộc họp, nó cho phép bạn đóng góp cho cuộc trò chuyện và tìm hiểu cái gì mới”
Câu hỏi cầu thị hay câu hỏi phán xét?
Một số câu hỏi có khả năng xúc tác cho những đột phá và truyền cảm hứng cho sự thay đổi, trong khi có những câu hỏi dẫn đến trì trệ và phản tác dụng.
Sự khác biệt nằm ở cách bạn đặt câu hỏi: “câu hỏi cầu thị” (câu hỏi lấy thông tin) hoặc “câu hỏi phán xét,” Marilee Adams, chủ tịch và là người sáng lập Inquiry Institute và tác giả của cuốn sách “Thay đổi câu hỏi, thay đổi cuộc sống của bạn” nói.
“Câu hỏi cầu thị thường là câu hỏi mở, gợi tò mò, và sáng tạo”, cô nói. “Chúng thúc đẩy tiến bộ và các khả năng và thường dẫn đến những khám phá, hiểu biết, và giải pháp.”
Một số câu hỏi mang tính cầu thị như: “Mục tiêu của tôi là gì?” “Trách nhiệm của tôi là gì?” “Tôi có thể giúp gì không?” và “Khách hàng của chúng ta muốn gì?”
Ngược lại, câu hỏi phán xét thường là câu hỏi đóng, cụ thể và mang tính phê bình. Adams cho biết. “Chúng tập trung vào vấn đề chứ không phải là giải pháp và thường dẫn đến các phản ứng phòng thủ, tiêu cực, và quán tính”, Ví dụ, “Ai là người có lỗi?” hay “Tại sao chúng ta không chiến thắng?”
Câu hỏi cầu thị tạo điều kiện cho sự tiến bộ bởi các tùy chọn mở rộng, trong khi câu hỏi phán xét cản trở sự tiến bộ bằng cách giới hạn quan điểm.
“Tùy thuộc hoàn cảnh mà các cá nhân có thể đặt cả hai loại câu hỏi cầu thị và phán xét nhưng nếu không có câu hỏi cầu thị, kết quả sẽ rất tệ”, Adams nói.
Hãy kết thúc cuộc họp với một câu hỏi!
Các câu hỏi cũng có thể làm rõ những kỳ vọng và chắc chắn rằng tất cả mọi người đã rõ. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn hiểu người đồng nghiệp hoặc người quản lý của bạn, thì thực tế là có những lúc bạn không hiểu” Grant Halvorson cho biết “Và các vấn đề thường phát sinh từ cái mà các nhà tâm lý học gọi là ‘ảo tưởng về tính minh bạch’.”
“Bởi vì chúng ta biết những gì chúng ta đang suy nghĩ và cảm nhận, chúng ta tự cho rằng những người khác cũng hiểu và cảm nhận giống chúng ta,” cô nói. “Mọi người nghĩ rằng họ đã nói nhiều hơn họ thực sự làm, do đó, đôi khi chúng ta đã bỏ lỡ điều gì đó mà có thể đã không được nói ra.”
Thực hành tư duy câu hỏi
Hầu hết các công ty sử dụng “brainstorming” để tìm ra các giải pháp nhưng Hal Gregersen, giám đốc điều hành của Trung tâm MIT Leadership và đồng tác giả của cuốn sách “DNA ‘s Innovator, gợi ý về việc tổ chức các buổi tư duy câu hỏi, tức là lúc đó người ta không nghĩ gì khác ngoài việc đặt các câu hỏi về một vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định.
“Khi mọi người quan tâm đến các vấn đề, khi họ đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này nhưng họ đang bị mắc kẹt, đó là điểm để ‘question- storming’” tức là mọi người có thể nêu lên bất kì câu hỏi nào liên quan tới vấn đề đó mà xuất hiện trong đầu.
Và cùng với việc đặt các câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ mang tính cầu thị người đối diện sẽ có cái nhìn khác về bạn và đó cũng chính là một trong những cô hội để tiến thân và thành công trong sự nghiệp.
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment