Nguy cơ ngộ độc khi tái sử dụng chai nhựa
Hiện nay, nhiều người Việt có thói quen tái sử dụng chai nhựa vì sự phổ biến và tiện lợi: Chỉ mất vài ngàn để mua nước uống đóng chai, sau đó giữ lại chai nhựa để tái sử dụng; chai nhựa không sợ đổ bể, tiện đem đi khắp nơi.
Tuy nhiên, có những chai nhựa chỉ được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho một lần sử dụng. Do đó, bạn có nguy cơ bị ngộ độc khi tái sử dụng loại chai này, đặc biệt là khi giữ chúng trong thời gian dài và gần nguồn nhiệt.
Cần thận trọng khi uống nước trong chai nhựa tái sử dụng. Ảnh minh họa: Internet. |
Đặc biệt, theo bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ không nên uống nước đóng chai nhựa để lâu trong xe hơi. Nhiệt độ cao trong môi trường đã xúc tác phản ứng của các chất hóa học từ nhựa vỏ chai làm giải phóng dioxin hòa tan trong nước.
Trung tâm y tế Quân đội Walter Reed cũng đã có quy định, không đặt thức ăn hộp nhựa và màng bọc nhựa trong lò vi sóng. Khi thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao tạo ra các chất độc ngoài vỏ bọc plastic và nhỏ giọt vào thức ăn. Hãy dùng khăn giấy để thay thế cho màng bọc.
Không đặt chai nước bằng nhựa trong tủ lạnh vì nước đá lạnh cũng làm cho dioxin từ nhựa được giải phóng. Tốt hơn hết nếu muốn cất trữ nước, người sử dụng nên tìm mua các chai nước được phép sử dụng nhiều lần, theo VTC News.
“Soi” ký hiệu dưới đáy chai nhựa tái sử dụng
Để sử dụng nước uống an toàn, theo Trí Thức Trẻ, bạn cần xem những ký hiệu bên dưới đáy chai. Cụ thể, mỗi loại nhựa đều được biểu thị bằng chữ cái hoặc con số, thường nằm giữa hình tam giác với các mũi tên. Bạn có thể tìm thấy chúng trên vỏ hoặc dưới đáy các sản phẩm nhựa.
Hãy soi ký hiệu dưới đáy chai nếu thường xuyên uống nước trong chai nhựa tái sử dụng. |
Đây là thông điệp hết sức quan trọng từ nhà sản xuất và các chuyên gia. Tuy nhiên theo khảo sát từ nhiều tổ chức quốc tế, vẫn còn tới hơn 95% người tiêu dùng không hiểu.
Trong đó, xếp ở mức độ hại nhất, không được dùng để đựng thực phẩm là loại nhựa số 3 và 6:
- Số 3 - nhựa PVC: Loại nhựa này có giá thành rẻ, tính ứng dụng rất cao, có thể làm áo mưa, vật liệu xây dựng, đồ chơi nhựa, hộp nhựa... tuy nhiên dễ sinh chất độc hại ở nhiệt độ cao và khó tẩy rửa.
- Số 6 - nhựa PS: Loại nhựa này đang được sử dụng để làm ra nhiều chiếc hộp xốp đựng thức ăn đem đi, trong khi đã có những bằng chứng cho thấy nó có thể đưa vào thực phẩm của chúng ta những chất độc gây mệt mỏi, khó ngủ, bất thường nhiễm sắc thể, thậm chí gây ung thư.
Những con số thể hiện mức độ gây hại thấp hơn, nên thận trọng khi dùng gồm:
Số 1 - nhựa PETE: Thường được sử dụng để làm ra các bình, lọ đựng nước, dầu, bơ đậu phộng, đựng mỹ phẩm.
Nghiên cứu đã cho thấy, những mức độ chất antimon khác nhau trong mẫu nước đựng bằng loại chai nhựa này sau thời gian dài, nên khuyến cáo chỉ dùng một lần.
Số 7 – các loại nhựa khác: Thường được dùng để làm ra các bình, cốc nhựa đựng nước dùng một lần, tuy nhiên không chịu được nhiệt cao, đặc biệt nếu loại nhựa này có chất BPA thì rất hại cho cơ thể.
Số 2 - nhựa HDPE: Thường được dùng để làm ra các can, bình đựng chất tẩy rửa, dược - mỹ phẩm và cả thực phẩm, tuy có khả năng chịu nhiệt cao hơn nhiều loại nhựa khác nhưng lại khó tẩy rửa.
Những con số ở mức an toàn gồm:
Số 4 - nhựa LDPE: Thường được sử dụng để làm hộp mì, vỏ túi snack, cũng có thể sản sinh chất độc ở điều kiện nhiệt độ cao.
Số 5 - nhựa PP: Thường được sử dụng để làm ra các chai lọ đựng nước, chịu được nhiệt độ lên đến 167 độ C nên là loại duy nhất có thể dùng trong lò vi sóng.
N.H(tổng hợp)
Post a Comment