Các bệnh - Cẩn trọng phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Nếu vết loét không tự khỏi trong thời gian ngắn thì nên tới bệnh viện kiểm tra.

Những người bị nhiệt miệng thường sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai, nuốt của người bệnh. Các vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng. Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau, thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má.

Thông thường các vết loét do nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Theo bác sĩ Vũ Lan Anh, đa số các trường hợp bệnh giới hạn ở niêm mạc miệng - lưỡi và thường do nhiều yếu tố kết hợp: Stress, ảnh hưởng nội tiết (hành kinh, có thai, mãn kinh), thiếu vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt.

Người ta đã quan sát hàng trăm gia đình và nhận thấy bệnh này dường như cũng có yếu tố di truyền. Cha mẹ bị loét miệng thì trẻ nhỏ và con gái trong nhà cũng dễ bị bệnh. Ngoài ra, khoảng 15 - 25% bệnh nhân bị áp-tơ phức tạp có thiếu máu gồm: Thiếu máu thiếu sắt, folate, kẽm, vitamin B12.

Tuy nhiên, khi những vết loét ở miệng kéo dài cả tháng không lành, người bệnh nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân làm sinh thiết tế bào ở vùng vết loét và sớm phát hiện ra ung thư lưỡi nếu mắc bệnh.

Bệnh ung thư lưỡi là một trong các dạng ung thư khoang miệng thường gặp. Tuy nhiên, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng nên đến khi phát hiện ra bệnh, hầu hết các trường hợp đều ở giai đoạn cuối. Với những người bị ung thư lưỡi, bên cạnh dấu hiệu lở loét ở lưỡi còn có các dấu hiệu như sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi toàn thân, lười ăn, lưỡi bị chảy máu, có u ở vùng lưỡi hay gặp khó khăn khi há miệng, nuốt thức ăn, nói…

T.H (tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top