Vitamin đóng vai trò là chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa, từ quá trình trao đổi chất, đến xây dựng hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Mỗi loại vi chất có những công dụng riêng và đều chứa trong nguồn thực phẩm hàng ngày. Vitamin giúp chuyển hóa tối đa chất dinh dưỡng thành năng lượng sống cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.
Vitamin B12
Vitamin B12 là những hợp chất hữu cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm, với tên gọi là những cobalamin và có hoạt tính sinh học trên cơ thể người.
Vitamin B12 dùng đơn thuần có thể đồng nghĩa với cyanocobalamin, dạng dược chất thường dùng nhất trên thực tế của vitamin B12. Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể.
Thiếu Vitamin B12 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt lên những dòng tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô (nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa). Thiếu Vitamin B12 gây suy thoái chất myelin, một chất béo và là thành phần quan trọng của tế bào thần kinh, gây ra những triệu chứng thần kinh.
Iốt
Vai trò của iốt là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động...
Vitamin C
Vitamin C, còn được gọi là acid ascorbic , là một acid hòa tan trong nước trong chất dinh dưỡng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa (vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra qua đường nước tiểu.
Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi Vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxy hóa. Cơ thể cũng cần vitamin C để làm ra collagen , một protein cần thiết để giúp vết thương chóng lành. Ngoài ra, vitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ sắt từ thức ăn thực vật và giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động đúng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Cơ thể bị thiếu hụt Vitamin C sẽ gây ra các triệu chứng như: Chảy máu chân răng, dễ bị các vết thâm tím, đau nhức cơ thể, hay bị cảm và nhiễm trùng, chảy máu cam, da nhăn, sạm, hay dị ứng, loãng xương, vết thương lâu lành, giảm khả năng sinh sản.
Sắt
Sắt tham gia tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ. Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzym. Đặc biệt, trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích. Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzym hệ miễn dịch.
B7
Tất cả các vitamin nhóm B giúp cơ thể chuyển hóa Carbohydrate thành Glucose, thứ giúp sản sinh năng lượng cho cơ thể. Các vitamin nhóm B cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và Protein. Vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của da, tóc, mắt, gan. Chúng cũng giúp chức năng của hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
Cơ thể cần Biotin để chuyển hóa Carbohydrate, chất béo, Amino Acid và tổng hợp Protein. Biotin làm tóc, móng chắc khỏe, và nó thường là thành phần trong các mỹ phẩm dành cho da và tóc. Giống như các vitamin nhóm B khác, Biotin tan trong nước, tức là cơ thể không cần dự trữ nó.
Tuy nhiên, các vi khuẩn trong đường tiêu hóa có thể sản xuất ra Biotin. Biotin cũng có một lượng nhỏ trong các thực phẩm. Biotin cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của thai nhi, vì thế nó là chất dinh dưỡng quan trọng cần bổ sung khi mang thai.
Linh Lee (Theo Health)
Post a Comment