Tại tỉnh Nam Định, theo báo cáo mới nhất mà PV báo Người Đưa Tin có được từ trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, toàn tỉnh Nam Định hiện có 1.650 bệnh nhân nhiễm bệnh sốt xuất huyết (SXH). Số xã, phường có bệnh nhân SXH là 204/229, chiếm tới 89%.

Sức khỏe - Dịch sốt xuất huyết ở khu vực duyên hải Bắc Bộ diễn biến phức tạp

Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại BVĐK tỉnh Nam Định

Trong đó, bệnh nhân nội tỉnh chiếm 44% (mắc SXH tại địa phương). Bệnh nhân mắc SXH ngoại lai (mắc tại các tỉnh lân cận về Nam Định điều trị: 56%. 

Tại tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu thống kê của trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, từ đầu năm 2017 đến ngày 17/8, toàn tỉnh có 126 ca mắc SXH, trong đó 98 ca dương tính.

Sức khỏe - Dịch sốt xuất huyết ở khu vực duyên hải Bắc Bộ diễn biến phức tạp (Hình 2).

Các bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết tại Cô Tô, Quảng Ninh

Tại TP.Hải Phòng, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 123 ca nhiễm SXH, trong đó có 49 ca dương tính với bệnh SXH, không có bệnh nhân nào tử vong.

Tại tỉnh Hải Dương, theo báo cáo của trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận được 157 trường hợp mắc, nghi mắc bệnh SXH. Trong đó, có 74 trường hợp được xét nghiệm dương tính với SXH Dengue, chưa có trường hợp tử vong. 

Sức khỏe - Dịch sốt xuất huyết ở khu vực duyên hải Bắc Bộ diễn biến phức tạp (Hình 3).

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết

Về phương án phòng dịch và chữa bệnh SXH, tỉnh Nam Định nhận định nguy cơ bùng phát dịch SXH tại tỉnh Nam Định là rất cao do lượng bệnh nhân nội tỉnh và ngoại lai liên tục tăng, chỉ số véc tơ truyền bệnh ở ngưỡng cao, điều kiện thời tiết thuận lợi nên ổ dịch SXH vừa và nhỏ sẽ tăng.

Trên cơ sở đó, ngành y tế Nam Định tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch qua hệ thống giám sát BTN, giám sát chủ động tại các BV tuyến tỉnh, huyện và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch tại cộng đồng và cơ sở y tế; tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để.

Trên cơ sở báo cáo hoạt động thực tế của các đơn vị đã triển khai phòng, chống sốt xuất huyết trong thời gian qua, lãnh đạo sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh cần tiếp tục triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết, phát hiện sớm các trường hợp mắc, khoanh vùng và xử lý triệt để 100% khi phát hiện bệnh.

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp tuyên truyền phù hợp để người dân biết phòng chống bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Các đơn vị tuyến tỉnh tiếp tục hướng dẫn, giám sát chuyên môn đối với các đơn vị tuyến dưới; cùng với đó, cần triển khai tập huấn, rà soát vật tư, hóa chất, trang thiết bị để phục vụ công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, UBND Hải Dương đã có công văn chỉ đạo công tác phòng chống dịch SXH, ngành y tế và các địa phương đã xây dựng và triển khai các kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch.

Trong đó, đã tổ chức các lớp tập huấn về điều tra, giám sát, khoanh vùng và xử lý ổ dịch, hướng dẫn, chẩn đoán, cấp cứu và điều trị SXH trên phạm vi toàn tỉnh. Ngành y tế đã phối hợp với các địa phương thực hiện triệt để các biện pháp khoanh vùng xử lý các ổ dịch theo đúng hướng.

Nhóm PVDH

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top