Cách đây vài ngày, bà Micheline Ducre đã trả lời phỏng vấn với tờ báo De Quebec của Canada về cái chết của cô con gái vừa tròn 20 tuổi. Sự việc xảy ra vào năm 2012 và được nhân viên điều tra báo cáo vào năm 2014.

Theo đó, Myriam Durce-Lemay bất hạnh trở thành cô nàng "xui xẻo nhất năm", chỉ hôn môi bạn trai mà cũng mất luôn cả mạng. Sau bốn năm kể từ ngày Myriam mất, mẹ cô mới thuật lại câu chuyện ngày ấy.

Tối hôm sự việc thương tâm xảy ra, Myriam đến ngủ lại nhà bạn trai sau khi cả hai đi chơi về. Sau khi anh bạn trai ăn hết bữa khuya (chiếc bánh sandwich bơ đậu phộng) thì quay về phòng ngủ và trao cho Myriam "nụ hôn tử thần", mẹ của cô gái trẻ - Micheline Ducre kể lại trong sự thương tâm.

  Thiếu nữ tử vong vài phút sau khi hôn bạn trai - Ảnh 1

Myriam Durce-Lemay đã tử vong chỉ vì nụ hôn với bạn trai.

Tại sao lại nói đó là "nụ hôn tử thần"? Bởi vì chính nụ hôn này đã lấy đi tính mạng của Myriam, do cô có chứng dị ứng với đậu phộng.

"Cậu ta không có nói với con bé là mình vừa ăn đậu phộng. Đương nhiên cậu ấy cũng không biết gì về chứng dị ứng đe dọa tính mạng của con bé... Và con bé cũng không còn thời gian để nói cho cậu ta biết về chứng dị ứng đậu phộng của mình nữa...", mẹ của Myriam kể lại.

Bởi Myriam bị dị ứng trầm trọng với đậu phộng. Ngay sau đó, cô gái cảm thấy khó thở và bình xịt chữa suyễn cũng trở nên vô dụng. Ngay sau khi nhận ra Myriam có dấu hiệu bất thường, cặp đôi đã gọi ngay 911. Biết bệnh tình đang trở nên nặng hơn, Myriam nói người yêu gọi xe cứu thương. 8 phút sau, các nhân viên cấp cứu có mặt.

Các bác sĩ phát hiện ra Myriam bị thiếu oxy não trầm trọng, hiện tượng não bị rút hết oxy dẫn tới 'não chết'. Cô gái trẻ qua đời ngay sau đó. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng họ cũng không thể làm được gì hơn khi tim phổi của bệnh nhân ngừng hoạt động ngay trên đường tới bệnh viện.

Khi đã bình tâm lại sau cái chết của con, bà Micheline Ducre quyết định kể lại câu chuyện cho mọi người với hi vọng nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm của các chứng dị ứng (cả thức ăn lẫn đồ vật).

Bà Micheline cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bút tiêm EpiPens (một ống thuốc chứa chất adrenaline có gắn sẵn kim tiêm giúp tăng huyết áp, mở đường thông khí) đối với người có bệnh dị ứng. Sở dĩ không thể cứu được Myriam cũng bởi cô đã không đem theo EpiPen.

Bà Micheline muốn chia sẻ câu chuyện này để cảnh báo về tai nạn đáng tiếc này, để tránh xảy ra với những người thân yêu.

Tiến sĩ Christine McCusker, người đứng đầu nghiên cứu về dị ứng và miễn dịch ở trẻ em tại Bệnh viện trẻ em Montreal cho biết, dấu vết của chất gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng, có thể tồn tại trong nước bọt tận đến 4 giờ sau khi ăn.

"Đây là lý do tại sao bạn phải luôn mang theo epipen (thuốc điều trị trong trường hợp bị phản ứng dị ứng cấp thời), cho dù bạn không muốn.

Và quan trọng hơn là bạn nên thông báo cho mọi người xung quanh biết về bệnh dị ứng của mình để giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm tính mạng", tiến sĩ McCussker cảnh báo.

Mai Ngọc

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top