Nhắc đến vải, mọi người chỉ nhớ đến nó như một loại trái cây gây nóng và nên tránh xa mà ít người biết rằng, thật ra quả vải cũng nằm trong top những loại trái cây cực giàu dinh dưỡng.

Trong mỗi 100g cơm vải có chứa 0.7g protein, 0.6g lipit, 13.3g đường, 6mg canxi, 34mg phốt pho, 0.5g sắt, 193mg Kali, 17.8mg magiê và nhiều loại vitamin, axit hữu cơ khác.

Ngoài vitamin C, vitamin E, vitamin K…, thịt trái vải còn chứa nhiều vitamin B6, là vitamin tham gia vào một số tiến trình của cơ thể như tiêu hóa, phân hủy thức ăn, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu và giúp cơ thể chống viêm.

Vải thật sự có gây nóng?

Quả vải từ lâu đã nổi tiếng nhờ mức độ gây nóng “khủng bố” của mình và điều này đã được khoa học thừa nhận. Dù rất giàu dinh dưỡng nhưng đồng thời quả vải cũng gây ra nhiệt khá cao cho cơ thể nếu ăn nhiều.

Đồng thời, nếu bạn ăn vải một cách “bất chấp” và kéo dài cho đến hết mùa thì lượng đường có trong vải sẽ khiến bạn gặp rắc rối to với chỉ số đường huyết của mình.

Dưới đây là những tuyệt chiêu giúp bạn thoải mái ăn vải mà không lo sợ bị nóng trong người:

Ăn cả lớp màng trắng

Lớp màng trắng là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra bạn có thể nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải. Khi bạn ăn vải, nếu ăn cả lớp màng trắng sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng có vị hơi chát, khi ăn đến cơm vải bạn sẽ cảm thấy ngọt hơn, theo Khỏe & Đẹp.

Uống nước muối trước khi ăn vải

Trước khi ăn vải, bạn có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc, uống nước canh xương cũng có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Uống nước luộc vỏ quả vải và lá vải tươi

Bạn có thể làm nước uống này để hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải.

Ngâm vải trong nước muối

Trước khi ăn, nhiều người còn có thói quen ngâm vải trong nước muối khoảng một tiếng rưỡi sau đó mới ăn để tránh cơ thể bị nóng.

Một lúc không nên ăn quá nhiều

Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….

Những người tuyệt đối không nên ăn nhiều vải

Người bị tiểu đường

Vải thiều không phải là hoa quả được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường. Báo Chất lượng Việt Nam cho biết, sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh…”.

Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.

Người máu nóng, nhiệt miệng…

Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện, thậm chí sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.

Thai phụ từng mắc chứng tiểu đường, thừa cân

  Cách ăn vải ‘thả ga’ mà không sợ bị nóng trong người - Ảnh 5

viết miêu tả ảnh vào đây

Theo kinh nghiệm của người xưa thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.

Bên cạnh đó, vải còn có tính nóng nên bà bầu cần hạn chế, không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

Nhã Nam (T.H)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top