Mồng tơi là loại rau thân quen với người Việt. Trong những ngày nóng bức, một bát canh rau mồng tơi có thể làm dịu đi cái nóng ngày hè, giúp cơ thể sảng khoái, ngon miệng hơn. Rau mồng tơi có thể chế biến được nhiều món ngon như: canh cua, xào tỏi, luộc...
Ngoài là món ăn ngon, mồng tơi còn có nhiều lợi ích sức khỏe như giải độc, tán nhiệt, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả..., rất thích hợp trong mùa nóng. Chính vì lẽ đó mà nhiều người cho rằng, cứ ăn càng nhiều loại rau này vào mùa hè sẽ càng có lợi. Thế nhưng điều đó sẽ gây hại cho bạn.
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi ăn rau mồng tơi vào mùa hè:
Gây hấp thu kém
Nếu ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể khiến cơ thể bạn hấp thu kém. Nguyên nhân vì trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Do đó, khi ăn rau mồng tơi, bạn nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế. Đặc biệt, ăn rau mồng tơi nấu khế sẽ rất tốt cho cơ thể.
Tạo mảng bám, gấy ố vàng răng
Chất nhầy ở rau mồng tơi nếu ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu bẩn ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen và úa vàng.
Sỏi thận
Rau mồng tơi là thực phẩm có nhiều purin, hợp chất chuyển hoá thành a-xít uric. Cơ thể chứa quá nhiều a-xít uric có thể làm phát triển sỏi trong thận. Bên cạnh đó, các a-xít oxalic trong rau làm nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu tăng cao, tạo điều kiện cho sỏi thận phát triển. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận hoặc các bệnh về sỏi nên tránh ăn mồng tơi.
Gây khó chịu trong dạ dày
Rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ, cần thiết cho quá trình thúc đẩy tiêu hoá. Nhưng dạ dày không thể hoạt động hiệu quả khi có lượng chất xơ quá lớn. Việc này dễ khiến người ăn gặp phải một số vấn đề như dạ dày khó chịu, chuột rút, đầy hơi… Bạn không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi một lúc, nên chia nhỏ từng bữa, uống một ly nước để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Tiêu chảy
Rau mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, điều trị táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể gây tiêu chảy. Người có thân nhiệt thấp, đang tiểu lỏng, tiêu chảy... không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng... cũng không nên lạm dụng món này.
Một số lợi ích tuyệt vời từ rau mồng tơi
- Chống bệnh xương khớp: Đem rau mồng tơi hầm với chân giò cho nhừ rồi ăn. Món ăn này rất có lợi cho xương khớp, phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Chữa yếu sinh lý: Mồng tơi, rau ngót, rau má đem nấu với lòng gà hoặc lòng vịt giúp tăng cường sinh lý nam giới.
- Trị mụn nhọt: Lấy lá mồng tơi, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên mụn nhọt sẽ khiến mụn nhọt nhanh chóng nặn đi.
- Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non kèm thêm chút muối đắp vào búi trĩ, cố định bằng gạc sạch sẽ giúp chống viêm và búi trĩ co lên đáng kể.
- Chữa say nắng: Giã lá mồng tơi rồi đắp vào trán sẽ giúp giảm nhiệt, bệnh nhân say nắng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.
- Chữa táo bón: Sử dụng canh mồng tơi ăn thường xuyên sẽ giúp nhuận tràng, tránh nguy cơ mắc bệnh táo bón.
- Điều trị tiểu khó: Giã nhuyễn mồng tơi lấy nước cốt, hòa thêm chút muối, cho thêm nước đun sôi để nguội và uống hàng ngày sẽ giúp lợi tiểu.
- Chữa bỏng: Giã mồng tơi, đắp hoặc bôi lên vùng da bị bỏng.
- Lợi sữa: Trong rau mồng tơi có rất nhiều vitamin A, sắt, chất nhầy… rất tốt cho chị em mới sinh đẻ mà ít sữa. Ăn canh rau mồng tơi nấu với thịt nạc sẽ giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa.
Hùng Lâm (T.H)
Post a Comment