Doanh nhân thường là những người luôn mong muốn được vượt qua ranh giới của bản thân. Đối với các quan chức chính phủ, họ đôi khi là những kẻ phá luật. Tuy nhiên, họ có xu hướng thích quay trở lại với những “trò nghịch ngợm” thời thơ ấu.
đứa trẻ“Thực ra những đứa trẻ có chút nhắng nhít và bướng bỉnh cũng không tệ như mọi người vẫn nghĩ”, tác giả Lauren Knight nói. “Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ nghịch ngợm thường kiếm được nhiều tiền hơn khi trưởng thành và chúng có nhiều khả năng trở thành doanh nhân”.
“Một số trẻ em thông minh thường có thái độ thách thức với quyền lực hay có cách tư duy “ngoài chiếc hộp”. Và khi trở thành những doanh nhân thì “họ là những doanh nhân có xu hướng thích“phá luật”, bà Knight nói.
Vậy đâu là lí do phổ biến nhất?
Chúng thích cạnh tranh và sẵn sàng đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.
Là những đứa trẻ xông xáo, chúng có xu hướng đòi hỏi những gì chúng muốn và biết đòi hỏi vào những thời điểm quan trọng, thậm chí đánh nhau với bạn để bảo vệ ý kiến của mình hoặc dành lại đồ chơi.
Và khi đã trưởng thành rồi đi làm, họ sẽ yêu cầu sếp tăng lương nếu tin rằng đóng góp của mình xứng đáng để được ghi nhận. Gây được sự chú ý và làm cho người khác phải lắng nghe ở nơi làm việc chắc chắn sẽ phải khiến sếp muốn tăng lương rồi. Tất nhiên sự xông xáo đó phải có nguyên nhân từ việc họ đã cống hiến một ý tưởng nào đó cho công ty hay, hoàn thành công việc xuất sắc…
Đẩy mình qua những ranh giới và chấp nhận rủi ro để đạt được nhiều hơn
Bà Alison Roy, chuyên gia trị liệu tâm lí trẻ vị thành niên tại trung tâm Alison Roy nước Anh nói “những đứa trẻ nổi loạn không chỉ đứng lên đòi quyền lợi cho mình mà chúng còn đẩy xa hơn giới hạn của bản thân và tham gia và những hoạt động có phần nguy hiểm nữa”.
“Nếu được đáp ứng, được dẫn dắt về niềm tin, theo một cách lành mạnh, rằng tiếng nói của chúng được đánh giá cao, rằng rất cả những gì chúng làm là để theo đuổi một mục đích và hành động nào đó- chúng sẽ đẩy xa các giới hạn. ”
Xu hướng ở lại trường lâu hơn và theo đuổi sự nghiệp giáo dục bậc cao
Kết quả nghiên cứu về Tâm lí học phát triển chỉ ra rằng, những đứa trẻ này thường bất chấp ý kiến của cha mẹ để ở lại trường lâu hơn và có nhiều khả năng theo đuổi những bậc học cao hơn. Điều này có nghĩa là chúng được đánh giá tốt hơn và có mức lương cao hơn khi đi làm, cũng như chiếm được những vị trí cao hơn trong công ty.
Tuy nhiên, những đứa trẻ bỏ học giữa chừng cũng không có nghĩa là chúng thất bại. Hồ sơ của Viện Kinh tế Quốc gia cho biết, 54% các sinh viên bỏ học giữa chừng có xu hướng trở thành những doanh nhân thành đạt mà không cần bằng cấp. Mark Zuckerberg và Larry Page đã từng bỏ học để khởi nghiệp với Facebook và Google đó thôi.
Là những người rất đáng mến dù chỉ gặp họ trong một thời gian ngắn ngủi.
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, những người thích phá luật thì cũng dễ mến hơn, thậm chí chỉ sau một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Tính cách “dễ mến” có thể dẫn họ tới thành công bởi cuộc gặp gỡ và ấn tượng đầu tiên có thể mang đến những mối quan hệ bạn bè hoặc kinh doanh tốt đẹp về sau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta có câu “bạn-bàn-bán”.
Hơn nữa, một đặc điểm chung là, dù là những cô cậu bé thích nổi loạn nhưng họ thường không liên quan đến hành vi cực đoan như bạo lực hoặc chống đối xã hội.
Thảo luận tại diễn đàn: Vì Sao Những Đứa Trẻ Nghịch Ngợm Lớn Lên Thường Kiếm Được Nhiều Tiền Hơn?
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment