Mẹ ôm con

Bố mẹ nào cũng mong muốn bé yêu thật ngoan và có nhân cách tốt. Thế nhưng làm thế nào để dạy con ngoan thì không phải ai cũng giỏi. Rất nhiều bố mẹ xem việc sử dụng đòn roi là cần thiết để giáo dục con cái. Phương pháp này chẳng những không giúp bé ngoan hơn mà còn gây các tác hại về mặt tâm lý và khiến trẻ có xu hướng bạo lực hơn.

[​IMG]
1. Điều chỉnh cảm xúc bản thân

Mẹ nên nhớ trẻ không tự hình thành các phản ứng với thế giới bên ngoài mà bắt chước theo bố mẹ. Nếu mẹ hoặc bố thường xuyên nổi giận, cáu bẳn, hoặc cãi nhau thì bé cũng sẽ phản ứng tương tự khi gặp chuyện không vừa ý. Chính vì thế, bố mẹ và gia đình cần học kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc của bản thân trước mọi việc. Cách dạy con ngoan tốt nhất chính là làm gương cho trẻ.

2. Thấu hiểu và giúp đỡ trẻ

Để bé có thể học được những điều hay và trở thành trẻ ngoan rất cần sự thấu hiểu của bố mẹ. Nhiều bé có thái độ chống đối, làm ngược lại yêu cầu của bố mẹ hoặc có xu hướng tự làm một số việc để thể hiện “cái tôi” và tinh thần tự lập. Thế nhưng bố mẹ lại cho đó là hỗn hào, vô kỷ luật và trách phạt bé. Việc làm này dẫn đến việc bé cảm thấy bố mẹ không thấu hiểu cho mình và càng lúc càng “chống đối” hơn. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến tâm lý của bé, tránh áp đặt mà nên thấu hiểu, trò chuyện cùng con cái.

Bên cạnh thấu hiểu, mẹ cũng cần giúp đỡ con trong quá trình hình thành nhân cách. Hãy kiên nhẫn và dạy cho trẻ những điều hay một cách từ từ. Những khi bé làm sai hoặc quấy phá, hoặc tức giận, mẹ cần chờ cho bé qua cơn kích động. Sau đó mới giải thích và giảng giải cho con hiểu hành động của mình là sai. Mẹ không nên trách mắng, tức giận hoặc xử phạt bé ngay lúc đó. Thấu hiểu và cùng đồng hành với con là cách dạy con ngoan mà mẹ nên luôn luôn ghi nhớ.

3. Nguyên tắc dựa trên đồng cảm

[​IMG]dạy con ngoan

​Bố mẹ cũng cần đề ra một số nguyên tắc như các chuẩn mực để bé ghi nhớ và tuân theo. Tuy nhiên, những nguyên tắc này nên được hình thành từ nhỏ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý đến cảm xúc của trẻ. Nếu muốn cấm bé làm gì thì phải giải thích rõ lý do bé không được làm. Cách dạy con ngoan đòi hỏi mẹ phải tránh để bé có cảm giác không hiểu. Vì không hiểu rõ dẫn tới bé sẽ tò mò hoặc cố tình làm trái những điều bố mẹ không cho phép.

4. Duy trì kết nối với con mỗi ngày

Đôi lúc bố mẹ quá bận rộn với công việc không thể trò chuyện cùng con do những việc “quan trọng” hơn. Những email, tin nhắn, điện thoại, máy tính chiếm hết thời gian mà đáng ra bố mẹ phải dành cho con. Thực tế đã cho thấy, có nhiều trẻ cố tình ngỗ ngược, làm những điều sai chỉ để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Vì thế, để học cách dạy con ngoan, mẹ cần quan tâm chú ý đến trẻ hơn, dành cho con thời gian mà con đáng được hưởng. Trò chuyện với con tạo mối dây liên kết, thấu hiểu, giúp bé tin tưởng vào bố mẹ và có cảm giác an toàn hơn.

5. Hướng dẫn con sửa sai

Ai cũng có thể mắc sai lầm, chính bố mẹ cũng vậy. Đó là lý do mẹ đừng vội gay gắt với trẻ khi con hư hoặc làm sai. Nhất là khi làm sai bé thường có lý do riêng và cũng sợ hãi khi nhận thức hành vi của mình không đúng. Mẹ cần tìm hiểu, khéo léo trở thành chỗ dựa cho con, giúp con nhận ra hành vi sai và sửa chữa. Cách dạy con ngoan chắc chắn không phải là la mắng hay trách phạt khi chưa hiểu nguyên nhân, mẹ nhé!

Chúc bé khỏe, mẹ vui ^^

Thảo luận tại diễn đàn: Mách bố mẹ dạy con ngoan không cần roi vọt

Bình luận với Facebook

Bình luận

Post a Comment

 
Top