Trong suốt quá trình mang thai, em bé trong bụng mẹ không ngừng chuyển động trong từng tế bào, tuy nhiên chỉ đến quý thứ 2, bầu mới cảm nhận được những cử động của thai nhi một cách rõ ràng.
Những động tác đạp chân, xoay người, ngọ nguậy của thai nhi chính là những trải nghiệm xúc động về chặng đường người phụ nữ được làm mẹNhững động tác đạp chân, xoay người, ngọ nguậy của thai nhi chính là những trải nghiệm xúc động về chặng đường người phụ nữ được làm mẹ. Đó là sự sống, vết đau, hạnh phúc, lo âu, hồi hộp… và chờ đợi biến chuyển lớn tiếp theo của con yêu khi lọt lòng mẹ. Mặc dù chuyển động của mỗi bé trong bụng mẹ là khác nhau, nhưng nhìn chung đó là dấu hiệu vui mừng cho biết bé đang phát triển và muốn “giao tiếp” với thế giới bên ngoài.
Thai kì đầu tiên
Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian phát triển đầy bất ngờ của em bé trong bụng, tuy nhiên bầu vẫn chưa cảm nhận được bất cứ chuyển động nào của con yêu (ngoại trừ buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu…) vì thai nhi quá nhỏ bé, nằm sâu trong tử cung của họ. Lúc này, con chỉ giống như một đốm sáng trên màn hình siêu âm mà thôi.
Thai kì thứ 2
Ở giai đoạn này, những cử động đầu tiên của bé bắt đầu hình thành như mút ngón tay, đạp và thúc bụng bầu. Một số phụ nữ mang thai cảm nhận được những chuyển động của em bé ngay ở tháng thứ 4, tuy nhiên, thực tế là những cử động nhẹ của con có thể xảy ra trước đó nhưng hầu hết các mẹ đều chưa nhận ra.
Sang tháng thứ 5, chị em sẽ cảm nhận được rõ nét hơn những chuyển động của bé như đạp tay chân mạnh hơn và xoay người. Nếu mẹ bầu bắt đầu cảm thấy con đang chuyển động trong bụng, đừng lo lắng vì điều này xảy ra khi co yêu của mẹ chỉ đang tập thể dục một chút thôi. Đó là những chuyển động bình thường cho biết con có sự phát triển tốt.
Tốc độ và tần suất vận động của con yêu sẽ tăng lên trong tháng thứ 6. Bầu có thể cảm nhận được bàn chân nhỏ của con đạp vào bụng mình và các tư thế xoay vần cơ thể của con trong tử cung. Thông thường, mẹ bầu thấy con yêu chuyển động nhiều vào ban đêm, nhưng thực tế ban ngày bé cũng vận động nhiều nhưng mẹ có thể bận rộn nên không để ý điều này mà thôi.
Những tháng cuối trong bụng mẹ…
Con yêu sẽ cảm thấy một chút chật chội trong “ngôi nhà” của mình kể từ tháng thứ 7 trở đi. Nhưng con vẫn còn đủ chỗ để lăn lộn. Hơn thế nữa, tử cung của bà bầu đủ khỏe và có sức co giãn tốt để “chống đỡ” được những cú hích và thúc từ con.Cần chú ý rằng mỗi bé đều khác nhau nên tần suất hoạt động của con trong bụng mẹ là khác nhau. Các mẹ không nên so sánh các chuyển động của em bé trong bụng mình với các em bé khác hoặc em bé đã sinh trước đó. Mẹ bầu cũng không nên lo lắng nếu bé tự nhiên năng động bất thường, vì điều đó không có nghĩa là bé sẽ là một đứa trẻ bướng bỉnh hay quậy phá sau này.
Những điều bầu cần làm trong tháng 7: Sau tuần 28, các mẹ bầu nên mong chờ em bé vận động trong bụng mình thường xuyên. Hãy dành thời gian lắng nghe và cảm nhận các cú hích của bé. Trung bình 10 chuyển động mỗi giờ là dấu hiệu cho biết em bé đang ổn. Nếu con yêu của bạn lười vận động trong bụng, mẹ hãy ăn hoa quả hoặc chút kem lạnh, rồi nằm xuống và theo dõi các cử động của bé. Nếu tình trạng này không thay đổi, mẹ nên đi kiểm tra ngay.
Những điều bầu cần làm trong tháng 8: Tiếp tục theo dõi các vận động của em bé trong bụng, nhưng các bầu cần chú ý rằng ở giai đoạn này con đã hình thành giờ giấc ngủ và thức giấc. Đôi lúc, con ngủ sâu và có thể bị đánh thức bởi sự vận động của mẹ từ bên ngoài nên bé tỉnh giấc và vận động. Tuy nhiên, nếu thấy con không cử động nhiều trong 2 tiếng (ít hơn 10 lần/2 tiếng), mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy đi gặp bác sĩ ngay. Cũng có những trẻ ít vận động là do bị chạm vào xương sườn của bầu. Lúc này, mẹ nên di chuyển nhẹ nhàng, thay đổi tư thế nằm nghiêng. Sau đó, theo dõi sự thay đổi vận động của con yêu trong bụng.
Những điều bầu cần làm trong tháng 9: Giai đoạn này đánh dấu những thay đổi quan trọng trong vận động của thai nhi. Hãy đếm các số lần con vận động một lần mỗi ngày và cho bác sĩ biết ngay nếu tần suất chuyển động bị giảm đi.
Thai nhi sẽ lộn đầu xuống khung xương chậu khoảng 3 tuần trước khi sinh. Vậy, mẹ bầu cần tính thời gian và theo dõi để biết khi nào con thực hiện chuyển động lớn này với các biểu hiện như đau nhói ở gần cổ tử cung và đau ở phần xương sườn do chân con thúc vào.
Thảo luận tại diễn đàn: ”Cảm nhận” cử động của thai nhi theo từng thời kỳ
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment