Bài viết dưới đây là chia sẻ của Emmie Martin, phóng viên trang CNBC Make It về cách cô đặt kế hoạch chi tiêu để dành dụm được tiền khi sống tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ:

Sống ở một thành phố như New York hẳn là tốn kém. Nhưng chắc chắn không phải là lỗi của New York khi tôi lang thang vào cửa hàng thời trang và bước ra với ba chiếc áo len mới mà vốn mình chẳng hề có ý định mua.

Người ta rất dễ đổ lỗi cho chi phí đắt đỏ ở các thành phố lớn khi cầm một loạt hóa đơn cao hơn ngân sách cho phép. Nhưng sau ba năm sống ở đây, tôi nhận ra rằng, yếu tố lớn nhất trong cách quản lý ngân sách đến từ thứ tôi hoàn toàn điều khiển được: Thứ tự ưu tiên của mình. 

Mỗi tháng, tôi biết chính xác số tiền dành cho các khoản như thuê nhà, đi lại, điện nước, internet, ăn uống nên sẽ hình dung được rõ ràng mình còn lại bao nhiêu để tiêu. 

cach-tiet-kiem-tien-cua-co-gai-song-o-thanh-pho-dat-do-nhat-nuoc-mysong-o-thanh-pho-dat-do-toi-van-tiet-kiem-duoc-tien

Có thứ tự ưu tiên rõ ràng về tài chính giúp Emmie Martin biết cân bằng thu chi khi sống ở New York. Ảnh: CNBC.

Tôi đã tưởng mình biết cách tập trung mua những thứ quan trọng, nhưng sau khi hoàn thành một thử thách tiết kiệm vào tháng 9 vừa rồi, tôi nhận ra nhiều thứ mình mua chỉ vì tiện lợi và bốc đồng. 

Khi vào siêu thị, thật dễ nhặt chai dầu gội đầu (dù sau này tôi sẽ dùng tới) hay các đồ văn phòng xinh xinh (giá chỉ vài đôla) nhưng mỗi thứ thêm một chút sẽ thành nhiều. Để tránh việc này, tôi áp dụng một mẹo đơn giản: Ghi một danh sách chính xác các đồ cần trước khi bước vào bất cứ cửa hàng nào. 

Trước khi đi mua đồ ăn ở siêu thị, tôi đã lên thực đơn và liệt kê các nguyên liệu cần. Điều này cũng áp dụng với những lĩnh vực khác. 

Tập trung vào danh sách đã có sẽ khiến tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình. Nó khiến tôi chú ý tìm và lấy thứ mình cần hơn là ngắm nghía rồi "tiện tay" nhặt những thứ khác chỉ vì thấy thích hay đẹp. 

Nếu tình cờ gặp một thứ mà tôi nghĩ là mình cần (nhưng không có trong danh sách), tôi tạo một ghi chú trong điện thoại để mua nó vào lần sau. Bằng cách này, tôi sẽ nhận ra mình chẳng cần nó chút nào sau đó. 

Khi đi mua quần áo chẳng hạn, tôi ghi ra những thứ mình muốn - một chiếc váy để mặc đám cưới bạn, một đôi bốt mới để thay cho đôi cũ đã hỏng từ năm ngoái và ghi rõ cái nào cần mua trước.

Nếu đã đến lúc cần đầu tư một chiếc áo khoác mới, tôi sẽ chỉ để ý tới sản phẩm này khi ngắm đồ. Có kế hoạch giúp tôi tập trung tìm kiếm thứ mình cần ở khu vực xác định, tránh lang thang vào cửa hàng đồ len trong khi đang cần mua bốt.

Tôi thực hiện tương tự khi mua những món lớn tiền hơn. Mỗi năm, tôi đặt một mục tiêu cho mình và cố gắng hết sức để đạt được bằng cách quản lý việc sử dụng thời gian và tiền bạc.

Chẳng hạn, năm nay, tôi muốn đi xem một buổi hòa nhạc và đó là sự kiện quan trọng. Vì vậy, tôi sẵn sàng để dành tiền mua vé và tiêu ít hơn vào du lịch, ăn hàng.

Những mục tiêu này có thể thay đổi theo tháng, miễn là tôi vẫn tiếp tục đánh giá lại các điều mình ưu tiên. Tôi luôn giữ một "danh sách" những thứ mình có thể hào phóng chi tiền và những thứ cần bỏ qua. 

Tất nhiên, thật khó để luôn lúc nào cũng giữ được kỷ luật nhưng nếu có mục tiêu cụ thể, bạn chắc chắn sẽ biết cách để đạt được. 

Vương Linh

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top