Phẫu thuật tháo sống mũi ra sau khi nâng là 1 tiểu phẫu không mất quá nhiều thời gian, nhưng cần 1 bác sĩ có kinh nghiệm để sau khi tháo sống mũi nhân tạo, mũi bạn sẽ không bị nhăn nheo hoặc thiếu thẩm mỹ.
Như đã biết, nâng mũi là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và sửa lại nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là nâng quá cao, quá dài so với cấu trúc mũi của người Đông Á, dẫn đến tình trạng lệch sống, vẹo đầu, bóng đỏ, lộ sống.
Những trường hợp nên tháo mũi sau khi nâng
- Dáng mũi không hợp khuôn mặt, không đạt tính thẩm mỹ, gây lộ sống, mỏng da, sụn đè vào đầu mũi làm méo sụn cánh mũi.
- Muốn sửa dáng mũi: tháo mũi cấu trúc , tháo mũi bọc sụn mũi.
- Sụn dị ứng với cơ thể: Trường hợp này có tỷ lệ rất hiếm, biểu hiện khi dị ứng thường sưng đỏ, ngứa, bao xơ co rút, xoắn làm biến dạng, lệch mũi phải tháo ra sớm.
Thông thường những người mắc phải những trường hợp trên đều sẽ mong muốn đi sửa lại sống mũi và thậm chí là tháo sống mũi nâng.
Gỡ sụn mũi như thế nào?
Việc tháo sống mũi không hề ảnh hưởng thới sức khỏe của bạn, nó diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn, khoảng 30 phút. Tuy nhiên do từng chất liệu độn khác nhau mà quy trình tháo sống mũi cũng diễn ra khác nhau. Nếu với trường hợp sụn nhân tạo băng Silicon thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần rạch một đường nhỏ tại sâu trong hốc mũi để lấy miếng độn ra là xong. Sau đó bác sĩ sẽ khâu lại, trả lại bạn hiện trạng mũi như ban đầu, đương nhiên dáng mũi này sẽ thấp hơn trước khi tháo sụn.
Tuy nhiên, nếu vùng này bị bao xơ, sẹo, kỹ thuật tháo bỏ sụn sẽ phức tạp hơn, cần thực hiện đúng kỹ thuật và cẩn thận để tránh tổn thương tới cấu trúc mũi. Bệnh nhân sẽ mất khoảng 7-10 ngày để phục hồi.
Với những trường hợp chỉ nâng mũi, không chỉnh sửa , không thu hẹp đầu mũi, không cắt cánh mũi thì mũi sau khi nâng có thể quay về với hiện trạng bạn đầu trước khi nâng.
Tuy nhiên với trường hợp trước khi phẫu thuật nâng mũi lần đầu, do mũi quá to, mũi gồ, mũi khoằm hay mũi hếch thì bác sĩ đã dùng tiểu phẫu để chỉnh sửa, hoặc mài phần mũi gồ cũ của bạn đi, vậy nên với những bạn đã tác động sâu vào cấu trúc của dáng mũi thì không thể lấy lại dáng mũi như bạn đầu sau khi tháo độn nâng mũi, mũi sẽ trở lên thấp đi trông thấy.
Với nhan sắc trước – sau khác biệt quá nhiều, Hoa hậu Đại dương Lê Âu Ngân Anh vướng phải nhiều lùm xùm xung quanh ngôi vị Quán quân của cô. Tuy nhiên Ngân Anh đã thừa nhận bản thân có từng PTTM nâng mũi nhưng trước khi tham gia cuộc thi, cô đã gỡ bỏ chiếc sụn mũi.
Lệ Rơi là điển hình của trường hợp đi "một vòng trái đất" trở lại điểm xuất phát. Từ chàng trai chân chất, thật thà, anh chàng quyết định phẫu thuật nâng mũi và kết quả vượt ngoài mong đợi - Lệ Rơi phiên bản trai Tây. Nhưng rồi sau đó cảm thấy chiếc mũi cao dọc dừa không phù hài hòa với gương mặt, anh chàng lại quyết định tháo bỏ nó.
Gỡ sụn mũi sẽ để lại di chứng gì?
Trên 70% trường hợp tháo mũi sau khi nâng thì da tại vùng đầu mũi đều có khả năng sẽ bị trùng, nhăn, nếu trong quá trình tháo sống mũi không thực hiện kèm với việc cắt da thừa thì vùng mũi của bạn sẽ bị nhăn. Chính vì vậy hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi phẫu thuật tháo sống mũi nhân tạo.
Thực tế, thời gian dáng mũi đủ để hoàn thiện, hoàn chỉnh và hợp tác tốt với cơ thể là khoảng 3 đến 6 tháng, vậy nên nếu dưới 6 tháng, mũi chưa đi vào ổn định, còn hơi cao quá hoặc thô thì có thể mũi của bạn chưa thật sự hòa hợp với cơ thể, vậy nên đừng nóng vội, hãy cho nó có thời gian thích nghi với điều kiện mới, cũng dành thời gian cho các mô có thể nghỉ ngơi. Nếu quá sau tháng, dáng mũi vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực thì bất đắc dĩ bạn hãy nên đi làm phẫu thuật tháo sống mũi.
Các bài viết về phẫu thuật thẩm mỹ, với tuyến bài đầu tiên xoay quanh vấn đề sửa mũi, là tuyến bài mới của chuyên mục Làm đẹp tại Eva.vn. Tuyến bài viết sẽ cung cấp, khai thác tất cả thông tin về các phương pháp làm đẹp mới, đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, nhằm đem đến cho các Eva những kiến thức cần thiết nhất về làm đẹp trong bối cảnh hiện tại. |
Post a Comment