Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero người Italia muốn là người đầu tiên ghép đầu người thành công với những chức năng vốn có của não cho người bệnh vào cuối năm nay. Nhiều người cho rằng ông là người điên, nhưng thật sự ông đã có sự chuẩn bị, nghiên cứu rất kỹ lưỡng cho công việc của mình.

Tiến sĩ Sergio Canavero hy vọng được ủng hộ và tài trợ để thực hiện ca cấy ghép đầu người lần đầu tiên trên thế giới ở Trung Quốc vào tháng 12/2017. Ảnh: BI

Đầu năm 2015, Tạp chí Nhà khoa học mới của Anh thông báo rằng, cuối năm 2017, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero sẽ cấy một đầu người lên một cơ thể khác. Đây không phải là bác sĩ đầu tiên trên thế giới thực hiện ghép đầu nhưng có thể là trường hợp được trông đợi thành công nhất.

Sergio Canavero lớn lên ở một thành phố nhỏ ở Italia, thuở nhỏ thích xem sách, tranh hài hước, đọc truyện về các anh hùng, đặc biệt về Dr. Strange - vị bác sĩ phẫu thuật thần kinh có siêu lực để nối những sợi dây thần kinh phức tạp nhất. Khi 16 tuổi, ông được đọc về một bác sĩ phẫu thuật Mỹ khẳng định, ngay ở thế kỷ 20 đã có thể ghép đầu. Từ đó, Canavero mơ sau này làm bác sĩ phẫu thuật. 18 tuổi, ông bắt đầu học Y ở thành phố Turin. 19 tuổi, ông đã bắt đầu gửi các báo cáo khoa học đến tác tạp chí chuyên ngành, bao gồm cả các tạp chí uy tín như Natur hay Science nhưng đều bị từ chối.

Canavero làm việc với tư cách là bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại một bệnh viện ở thành phố Turin suốt 22 năm. Đến khi ông có kế hoạch thực hiện ghép đầu người thì ông bỏ việc tại đây và tự nghiên cứu. Canavero gọi dự án của ông là “cuộc mạo hiểm ghép đầu“. Ông khẳng định rằng, ghép đầu không chỉ là phép chữa tiếp theo cho các bệnh lý mắc phải mà còn là giải pháp tuyệt đối cho hầu hết mọi bệnh tật như là trang bị cho người bệnh một cơ thể mới. Đồng nghiệp và giới khoa học biết đến ông đều coi ông là “thằng điên” với dự án mạo hiểm của mình.

Mô hình đầu người bằng sáp.

Người bệnh là ai?

Kể từ khi có thông tin được đăng tải trên tạp chí thì rất nhiều người báo cho ông biết họ sẵn sàng để ông thử nghiệm, nghĩa là xin nhận một cơ thể mới. Đó là những người mắc những bệnh không thể chữa khỏi hay mơ về sự bất tử. Với họ, ghép đầu là bước tiếp theo của thế giới hiện đại sau các món ăn từ thực phẩm thay đổi gene, sinh con trong ống nghiệm... Cuối cùng, Canavero cũng đã có bệnh nhân để thực hiện dự án: Spiridonov (người Nga). Spiridonov bị bệnh teo cơ dạng không chữa được, phải đi xe lăn. Ghép đầu là cơ hội duy nhất để anh lấy lại một cuộc đời gần như bình thường. Spiridonov là bệnh nhân hội tủ đủ yếu tố cho một trường hợp ghép đầu nhất để Canavero thực hiện dự án của mình.

Khó khăn cần phải vượt qua

Từ năm 1954, các bác sĩ phẫu thuật đã thành công với việc cấy ghép. Đầu tiên là thận, rồi dần dần tất cả các bộ phận khác của cơ thể như tim, cánh tay, bàn tay, giác mạc mắt, mặt, tử cung, dương vật... Khó khăn đầu tiên mà biện pháp ghép đầu người gặp phải chính là vấn đề đạo đức. Rất nhiều ý kiến phản đối, thậm chí là cơn ác mộng nên không cơ quan hay viện nghiên cứu nào muốn hợp tác. Do vậy mà cho đến nay, Canavero chỉ hợp tác được với viện ở Trung Quốc, cụ thể là bác sĩ Ren Xiaoping - một bác sĩ chỉnh hình thuộc nhóm các bác sĩ thực hiện thành công ca ghép đầu đầu tiên vào năm 1999 tại thành phố Louisville (Mỹ).

Não là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể. Khác với gan hay phổi, nó chỉ sống được vài phút nếu không có máu lưu thông. Chỉ sau 3 phút không có oxy, tế bào não đã chết, bệnh nhân có sống được cũng thành người tàn tật. Cũng riêng vì lý do đó mà cả một thời gian dài, việc tách đầu khỏi thân thể là bước cản lớn. Cho đến năm 1970, R. White - bác sĩ phẫu thuật người Mỹ vượt qua được bước cản này nhờ làm lạnh đầu tới mức sự trao đổi chất của tế bào ngừng lại. Thời gian 1 giờ đồng hồ này cho phép ông nối các mạch máu của đầu ghép với mạch máu cơ thể vật hiến. Vậy là vấn đề đầu tiên của việc ghép đầu đã được giải từ hơn 40 năm nay và dự án Canavero phải xảy ra theo biên bản phẫu thuật của R. White.

Tuy nhiên, vẫn còn một thách thức lớn nhất là hồi phục hoàn toàn tủy sống đã cắt ra. Khi R. White thực hiện ghép đầu khỉ, con khỉ của ông có thể nhìn, nghe và cảm giác nhưng không thể kiểm soát được cơ thể. Với vấn đề này, có vẻ như Canavero đã giải quyết được với biện pháp nhát cắt phải cực sắc, các tế bào thần kinh sẽ không chết ngay mà có cơ may chữa chúng và sử dụng chất kết dính thích hợp là polyethylenglycol-Peg được tìm ra năm 2016.

Tháng 9 năm 2016, Phẫu thuật Thần kinh Quốc tế công bố các nhà khoa học ở trường đại học Rice (Texas, Mỹ) đã thành công với việc ghép tủy sống chuột và chó bằng Peg nhưng theo nhà sinh học thần kinh H.W. Müller ở Düsseldorf (cũng là chuyên gia về ghép tủy sống) thì những tin đó không đủ độ tin cậy khoa học. Do đó, chúng ta phải chờ đợi kết quả minh chứng từ dự án ghép đầu năm 2017 này và hy vọng sẽ thành công như Canavero mong đợi.

Theo SKĐS

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top