Đã có khoảng thời gian, làm đẹp "thô sơ" tới kỳ dị mà thời nay chúng ta sẽ không thể hiểu được tại sao phụ nữ ngày xưa có thế áp dụng được. Cùng lên chuyến xe ngược thời gian về lịch sử để thấy các chị em phụ nữ phải vất vả như thế nào khi chạy theo các xu hướng làm đẹp nhé:

1. Guốc cao tới 50cm (Thế kỷ 15-17)

Các công chúa hay cô nương có địa vị cao quý xưa thường mặc những chiếc đầm dài, xoè rộng bởi vậy một phụ kiện đi liền không thể thiếu chính là đôi guốc với chiều cao khủng.

Mẫu guốc này có đế lên tới 50cm, đế được làm từ kim loại, gỗ hoặc sừng. Do đế guốc quá cao nên việc di chuyển của các tiểu thư sẽ rất khó khăn, bởi vậy hộ đều có một cô hầu gái đi theo để giúp đỡ.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 1

Bạn có dám ướm chân thử vào chiếc guốc "lênh khênh" này?

2. Da trắng bệch (Thế kỉ 17)

Trào lưu da mặt trắng bệch được ưa chuộng trong giới quý tộc Anh vào thế kỉ 17. Các cô gái sử dụng hỗn hợp bột chì và giấm để tắm trắng. Nổi bật với trào lưu này là Nữ hoàng Elizabeth I là một tín đồ cuồng nhiệt của trào lưu da trắng sứ. Bà đã làm mọi cách để có được làn da trắng không tì vết. Thậm chí sắc độ trắng của da Nữ hoàng được ghi vào sử sách là "Mặt nạ tuổi trẻ".

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 2

Làn da trắng sứ từng là biểu tượng của cái đẹp trong lịch sử

3. Tĩnh mạch xanh nổi dưới da (Thế kỉ 17)

Cùng với da trắng bệch thì trào lưu tĩnh mạch nổi dưới da, khoe vai trần và ngực đầy là tiêu chuẩn của phụ nữ thế kỉ 17. Trào lưu nổi đến nỗi các cô gái phải dùng cả bút màu để vẽ đường tĩnh mạch màu xanh nhạt nhân tạo lên vai hoặc ngực trần khi mặc những chiếc váy trễ nải.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 3

Tĩnh mạch xanh dưới da ngầm thể hiện cô gái đó có nước da sáng, mịn màng

4. Nốt ruồi giả (Châu Âu thế kỉ 18)

Nốt ruồi đối với phụ nữ Châu Âu thời bấy giờ có rất nhiều ý nghĩa, do vậy mà người ta thường xuyên sử dụng nốt ruồi giả như một tín hiệu thông tin. Cụ thể, nốt ruồi hình bán nguyệt là lời mời gọi một cuộc hẹn hò ban đêm, nốt ruồi ở môi trên ý nói cô gái này đang độc thân và sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân, nốt ruồi ở má phải chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn còn nốt ruồi ở má trái là biểu tượng của các goá phụ.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 4

Bạn đã hiểu rõ hơn về thông điệp của các nốt ruồi chưa?

5. Làm đẹp bằng Arsenic (Thế kỉ 19)

Arsenic là một loại thuốc trị bệnh khá nguy hiểm nếu ta dùng vô tội vạ. Độc tính Arsenic tích tụ trong tuyến giáp gây bướu cổ và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, ngày ấy phụ nữ lại dùng chúng để làm đẹp để có khuôn mặt tươi tắn, mắt sáng, vóc dáng đầy đặn quyến rũ.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 5

6. Trán cao, lông mày cạo sạch (Thời kỳ Phục Hưng)

Vẻ đẹp chuẩn của con gái thời này là trán "sân bay" lông mày cạo sạch. Bởi vậy mà các cô gái thượng lưu thường cạo sạch tóc mái lên tới đỉnh đầu, cạo sạch trơn cả lông mà và tóc con để lộ vầng trán cao, tròn.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 6

Thật may vì xu hướng làm đẹp này chưa bao giờ sốt trở lại

7. Cắn môi ửng đỏ, vuốt má ửng hồng (Thời Victoria)

Nữ hoàng Victoria ban lệch cấm dùng mỹ phẩm nên để có thể lách luật thì cách làm đẹp mới nhanh chóng xuất hiện trong giới chị em đó là cắn môi cho ửng đỏ và vuốt hoặc vỗ má đến khi chúng hồng hào lên.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 7

8. Những chiếc váy xanh độc hại (Thời Victoria)

Hợp chất đồng và Arsenic tạo nên thuốc nhuộm váy màu xanh lá được chị em thời Victoria ưa thích. Tuy nhiên, hỗn hợp này rất nguy hiểm, chúng dần dần ngấm vào niêm mạc người mặc và gây nguy hiểm tính mạng.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 8

Vì quá mê màu xanh rực rỡ, nhiều phụ nữ thời xưa vẫn bất chấp cả tính mạng của mình

9. Mặt nạ mỏ chim trong suốt (Năm 1939)

Đây là phụ kiện được các chị em phụ nữ ưa chuộng ở vào năm 1939 với chức năng để bảo vệ lớp trang điểm khỏi mưa và tuyết. Mặt nạ có hình nhọn như mỏ chim và trong suốt. Nhược điểm của chiếc mặt nạ mỏ chim là dễ tích hơi nước và nó khá cồng kềnh, mất thẩm mỹ.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 9

Bạn có muốn ngày nào cũng phải đeo chiếc mặt nạ này không?

10. Thiết bị tạo má lúm đồng tiền (Đầu thế kỷ 20)

Quan niệm làm đẹp ở thời điểm này là phụ nữ sẽ không thể đẹp toàn diện nếu thiếu đi má lúm đồng tiền. Bởi vậy, Năm 1923, thiết bị tạo má lúm ra đời và được cấp bằng sáng chế. Cơ chế hoạt động của thiết bị tạo má lúm khá thô sơ, quai cài gắn chặt sau vành tai và gáy, phần kim loại uốn tạo một vết lõm trên má. Bởi vậy mà khi sử dụng khá bất tiện và để có được má lúm sẽ mất nhiều thời gian mà lại không bền.

 10 phuong phap lam dep dien ro tung duoc phai dep me mai khong thoi - 10

Khi chưa có PTTM, các bà, các cụ tạo má lúm bằng phương pháp cực thô sơ

Theo An An (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top