Liên quan đến việc 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ, 7 người tử vong ở bệnh viện đa khoa Hòa Bình, theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức (nguyên giảng viên đại học Y dược TP.HCM) cho rằng, trong khi chạy thận sử dụng nhiều hóa chất và thuốc. Trong tình huống sốc phản vệ “chùm”, nhiều khả năng không phải do thuốc. Bởi nếu do thuốc sẽ có người bị, có người không bị vì liên quan đến yếu tố cơ địa.

“Bị đồng loạt bệnh nhân đang chạy thận có thể nghĩ đến khả năng hóa chất xúc rửa đường ống. Trong chạy thận phải có hệ thống nước siêu tinh khiết để lọc máu, nếu không sát trùng thường xuyên sẽ bị nhiễm trùng nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì cũng là các ca riêng lẻ. Cần có hội đồng y khoa để đưa ra nguyên nhân chính xác”, PGS. Đức nói.

Cần hội đồng y khoa tìm ra nguyên nhân sốc phản vệ hàng loạt (Ảnh minh họa).

Các bác sĩ chuyên về chạy thân nhân tạo khuyến cáo những biến chứng mà người bệnh phải đối mặt:

Quá trình chạy thận nhân tạo là khi máu được dẫn ra ngoài cơ thể bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể để lọc. Do đó, bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường gặp biến chứng và sốc phản vệ không ít. Các biến chứng thường gặp như tụt huyết áp, nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau ngực, sốt ớn lạnh…

Biến chứng thường gặp có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo là hạ huyết áp. Điều này sẽ gây ra tình trạng buồn nôn và nôn. Đây cũng là triệu chứng sớm của hội chứng mất cân bằng thẩm thấu. Tụt huyết áp cũng có thể gây ra chuột rút, đau đầu. Bệnh nhân có thể bị đau ngực, đau lưng, sốt và ớn lạnh (do có chí nhiệt tố hoặc độc tố vi khuẩn xâm nhập vào máu do sử dụng nước pha dịch lọc không đạt tiêu chuẩn).

Đặc biệt, các biến chứng ít gặp nhưng nặng đó là hội chứng mất cân bằng thẩm thấu, là biến chứng hệ thần kinh xảy ra trong hoặc ngay sau lọc máu, thường xảy ra trong 3-4 kỳ lọc đầu.

Biến chứng này xảy ra do nồng độ ure máu quá cao, rút ure nhanh làm ure trong tế bào chưa kịp khuyếch tán ra ngoại bào, gây ra chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa nội bào và ngoại bào, áp lực thẩm thấu nội bào cao làm nước vào tế bào gây ra phù tế bào, đặc biệt tế bào não. Biểu hiện lâm sàng của tình trạng biến chứng này là đau đầu, buồn nôn và nôn, ý thức u ám, có thể co giật, hôn mê.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ trong quá trình chạy thận nhân tạo. Có những nguyên nhân liên quan đến quá trình lọc máu như hệ thống xử lý nước chạy thận, quả lọc… Nhưng để xảy ra nhiều người bị sốc phản vệ như vậy thì phải xem xét đến quá trình truyền máu có đảm bảo hay không.

N.G

Theo các chuyên gia, trong y văn, sốc do hóa chất sát khuẩn của hệ thống nước có thể xảy ra với tỉ lệ 5% trong lọc máu cho bệnh nhân chạy thận. Các ca sốc trong chạy thận thỉnh thoảng cũng xảy ra tại Việt Nam nhưng lẻ tẻ, thấy bệnh nhân có biểu hiện rét là được phát hiện, xử lý kịp thời, chưa bao giờ xảy ra tình huống 100% bệnh nhân chạy thận bị sốc phản vệ như lần này.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top