Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng các chất có trong thuốc nhuộm tóc như paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.
Các chất phụ gia như propylenglycol và isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Prophylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn isoprophyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu.
Theo Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư IARC ở Pháp thì việc những người sử dụng thuốc nhuộm có nguy cơ mắc các bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư máu và ung thư bàng quang) cao gấp đôi so với những người không sử dụng loại hóa chất này.
BS Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu TW cảnh báo, dị ứng thuốc nhuộm tóc đang ngày càng phổ biến. Việc điều trị dạng dị ứng này phức tạp hơn các dị ứng mỹ phẩm khác và có thể phải cạo tóc để bôi thuốc mới khỏi. BS Thành cũng lưu ý, ngay cả thuốc nhuộm tóc chất lượng dù an toàn hầu hết với mọi người nhưng cũng có thể gây họa cho một số người, vì cơ địa của mọi người khác nhau nên có những phản ứng dị ứng khác nhau.
Ngay cả thuốc nhuộm tóc chất lượng dù an toàn hầu hết với mọi người nhưng cũng có thể gây họa cho một số người, vì cơ địa của mỗi người khác nhau nên có những phản ứng dị ứng khác nhau. (Ảnh minh họa) |
Giải pháp cho bạn
Mặc dù nhuộm hay ép tóc sẽ có nhiều nguy cơ làm tổn thương đến mái tóc và sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc tóc tốt, bạn sẽ giảm được những nguy cơ nhiễm độc từ thuốc nhuộm tóc.
Đầu tiên phải ghi nhớ trước khi quyết định nhuộm tóc, bạn nên thử phản ứng của thuốc với cơ thể mình trước bằng cách chấm một giọt nhỏ thuốc vào bắp tay, để khô tự nhiên trong vòng 1-2 giờ. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì cơ thể bạn không bị dị ứng với thuốc. Nếu xuất hiện triệu chứng ngứa, tấy đỏ, nổi mụn thì cần rửa ngay vùng tay nhỏ thuốc và tuyệt đối không sử dụng loại thuốc nhuộm tóc đó.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn không nên lạm dụng việc nhuộm tóc để làm đẹp vì thuốc nhuộm tóc có nhiều tác hại cho tóc và sức khỏe. Chỉ nên nhuộm khi cần thiết. Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc. Và đặc biệt lưu ý nên chọn những biện pháp giải độc tố sau khi nhuộm để giúp bạn vừa có một mái tóc đẹp và giảm được các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do thuốc nhuộm tóc mang lại.
Những lưu ý khi nhuộm tóc
Bạn không nên nhuộm tóc trong các trường hợp sau:
- Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau.
- Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.
- Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.
- Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau uốn tóc.
- Khi pha thuốc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.
- Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da.
Theo SKĐS
Post a Comment