Trước kết hôn, phụ nữ nào cũng mơ đến viễn cảnh chồng xắn tay vào bếp, chuẩn bị bữa cơm lành canh ngọt chiều vợ, thế nhưng cuộc sống thực tế lại không như mong ước.

Khảo sát mới đây của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên 600 cặp vợ chồng cho thấy, 88% các ông chồng cho rằng bếp núc là chốn riêng của phụ nữ. Không ít chị em làm xong công việc bên ngoài, phải đầu bù tóc rối xoay xở việc nhà. Cảnh chồng thản nhiên nằm nghỉ ngơi, giải trí; vợ mồ hôi nhễ nhại nấu bữa tối không khó bắt gặp trong gian bếp thời nay.

Tâm lý thua thiệt khiến nhiều chị em chạnh lòng, đặc biệt là khi xem video “88% đàn ông tin rằng bếp núc là của phụ nữ” chia sẻ gần đây trên mạng xã hội.

Chị Lan Vui (TP HCM) kể: "Thời buổi bây giờ, phụ nữ cũng có công việc riêng giúp ổn định kinh tế gia đình. Nếu để một mình phụ nữ vào bếp nấu ăn thì không công bằng chút nào. Cả hai vợ chồng cần phân chia công việc bếp núc với nhau, người nấu cơm, kẻ nhặt rau. Như thế vừa nấu nhanh, vợ chồng lại hạnh phúc".

Gia đình vui vẻ hơn khi vợ nấu cơm, chồng nhặt rau, con cái phụ giúp.

Gia đình vui vẻ hơn khi vợ nấu cơm, chồng nhặt rau, con cái phụ giúp.

Video khai thác câu chuyện bếp núc quen thuộc trong mỗi gia đình, chạm đến tâm tư của nhiều chị em nội trợ. Không chỉ xoa dịu nỗi lòng của các bà vợ, video còn nhắc khéo những ông chồng hiện đại ngại vào bếp giúp bạn đời. Bếp núc là sẻ chia, gia đình sẽ hạnh phúc bền lâu nếu vợ chồng trân trọng khoảnh khắc cùng nhau xào nấu, tạo nên bữa cơm ngon.

"Chồng mình cũng nằm trong 88% đàn ông cho rằng bếp núc là của vợ, hiếm khi nghĩ đến nỗi vất vả của mình. Nên khi thấy video này, mình rủ chồng xem ngay. Tối hôm sau, anh ấy về nhà sớm hơn và vào bếp phụ mình vo gạo, rửa bát. Hành động ga-lăng nhỏ vậy thôi cũng đủ khiến mình tủm tỉm vui vẻ cả ngày", chị Nguyễn Thị Hoà (Hà Nội) chia sẻ.

Sau khi xem video, không ít ông chồng thừa nhận rằng bản thân ngại bước chân vào bếp. Song không phải vì lười biếng, mà do vụng về nên nam giới gặp nhiều trở ngại khi làm nấu ăn nội trợ. Anh Nguyễn Hợp (TP HCM) tâm sự: "Nhiều hôm muốn vào bếp giúp vợ nhưng lại sợ mình hậu đậu, làm nhà bếp thêm lộn xộn. Xem xong video này, tôi nhận ra rằng, sẻ chia bếp núc giúp vợ chồng gắn kết hơn, dù chỉ là những công việc đơn giản. Tối nay, tôi sẽ giúp vợ dọn cơm, rửa bát để cô ấy bất ngờ".

Anh Văn Hải (TP HCM) thì cho rằng: “Người Việt vốn thích cả nhà quây quần bên mâm cơm tối. Gia đình tôi cũng vậy, buổi tối ăn cơm vợ nấu, cười đùa với con cái sẽ thấy mọi mệt mỏi tan biến. Tôi không giỏi nấu ăn nhưng sẵn sàng cầm chổi quét nhà, tự giác rửa chén bát sau bữa cơm, thông thạo sửa chữa mọi đồ điện dụng trong nhà giúp vợ... Bố chủ động xắn tay giúp mẹ sẽ là tấm gương tốt cho con cái noi theo".

Video vỏn vẹn 30 giây nhưng đánh trúng tâm lý của nhiều gia đình trẻ. Hạnh phúc gia đình bắt nguồn từ những điều giản dị nhất trong gian bếp. Và san sẻ việc nhà là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc, thực tế nhất trong đời sống vợ chồng. Đây cũng là thông điệp mà thương hiệu sản phẩm điện gia dụng BlueStone gửi gắm qua chiến dịch “Bếp núc là sẻ chia”, khuyến khích các cặp vợ chồng chia sẻ để hâm nóng tình cảm nguội lạnh bấy lâu. Trước đó, nhãn hàng cũng tung ra video thực nghiệm xã hội “Bố mẹ trong mắt bé” đi sâu vào câu chuyện bếp núc.

Xem clip “88% đàn ông tin rằng bếp núc là của phụ nữ”

 An San

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top