Mới đây, khoa Hồi sức Tích cực chống độc, bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, vừa mới tiếp nhận điều trị bệnh nhân La Thanh N. (SN 1980), trú huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An bị nhiễm độc gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng.
Theo gia đình bệnh nhân, anh N. có tiền sử bệnh táo bón. Thời gian gần đây, bệnh tái phát nhiều lần, anh N. đã nghe theo một lời truyền miệng dân gian là uống nước lá cây lộc mại sẽ khỏi.
Hiện, sức khỏe bệnh nhân N. đang tiến triển tốt. (Ảnh bệnh viện HNĐK Nghệ An cung cấp) |
Thời gian đầu, anh N. hái một ít lá về nấu canh ăn để chữa bệnh. Thấy hiệu quả nên anh N. tiếp tục dùng lá lộc mại sắc trong ấm lớn để uống. Không ngờ, anh N. có biểu hiện mệt mỏi, sốt, vàng da, chóng mặt…
Sau 2 ngày, gia đình mới đưa nạn nhân tới bệnh viện Đa khoa huyện Con Cuông cấp cứu. Do tình trạng anh N. nguy kịch, bác sĩ đã chuyển bệnh nhân tới bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để tiếp tục chữa trị.
Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã bị nhiễm độc gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng nên lập tức truyền máu, cấp cứu. Mặc dù hiện nay bệnh nhân N. đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn đang được các bác sĩ theo dõi, điều trị tích cực.
Nếu ăn và uống số lượng lớn lá cây lộc mại thì có nguy cơ bị ngộ độc (Ảnh minh họa) |
Được biết, từ đầu năm đến nay, khoa Hồi sức Tích cực chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 ca ngộ độc lá lộc mại. Đa phần các bệnh nhân khi vào viện đều rơi vào tình trạng nguy kịch do bị tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng. Nhiều trường hợp do đến muộn, bị tan máu quá nhiều không kịp truyền máu đã dẫn đến tử vong.
Được biết, nước ta hiện chưa có công trình nghiên cứu lá cây lộc mại. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu ăn và uống với số lượng lớn lá cây lộc mại thì có thể bị ngộ độc. Biểu hiện tim đập mạnh và nhanh, bệnh nhân mệt yếu. Đối với hệ thống tiêu hóa thì gây hiện tượng ăn không tiêu, đầy bụng, đau vùng ruột, đi ngoài lỏng hoặc táo bón. Với hệ thống tiết niệu, nước tiểu có màu đỏ, đái vặt và buốt.
Cây Lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour (thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae). Ở Việt Nam, cây có nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc mại, Lục mại, Mọ trắng, Rau mại, Rau mọi. Cây này có nhiều loại như: Lộc mại trái láng, lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ). Lộc mại là cây gỗ nhỏ hoặc lớn, có thể cao đến 15m. Lá đa dạng, phiến hình bầu dục dài 10 - 14cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa, mỏng, có lông dày hoặc thưa có đốm trong, cuống ngắn hay dài đến 10cm. Cụm hoa dài có lông dày, hoa đực, dài 20cm lông thưa, ngắn ở chùm hoa cái. Hoa đực có 15 - 20 nhị, hoa cái có bầu 2 - 3 ô, mỗi ô một noãn. Quả nang có lông dày dài khoảng 1cm. Hạt dài 3mm, màu trắng. Lộc mại ra hoa tháng 5 - 8, kết quả vào tháng 7. Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hà Giang, Hà Tây, Bấc Cạn, Thái Nguyên, Hoà Bình. Người dân thường hái lá về làm thuốc hoặc nấu canh ăn. |
Anh Ngọc
Xem thêm video:
Post a Comment