1. Khó nhớ mau quên
Khoa học đã chứng minh rằng, những người có thói quen thức khuya có trí nhớ kém gấp 5 lần những người có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Ít ngủ là kẻ thù số một của trí não bởi vì não không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc. Cơ thể mệt mỏi khiến trí não không thể hoạt động minh mẫn.
Khoa học đã chứng minh rằng, những người có thói quen thức khuya có trí nhớ kém gấp 5 lần những người có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Ảnh minh họa. |
2. Bệnh dạ dày và ruột
Theo suckhoegiadinh.com.vn, tế bào trên niêm mạc dạ dày của người thông thường thay mới 2-3 ngày/ lần vào ban đêm. Nếu ăn đêm hoặc thức khuya, dạ dày và ruột không được nghỉ ngơi gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Đồ ăn đêm bị lưu giữ ở dạ dày trong thời gian dài của giấc ngủ cũng khiến dạ dày tiết ra lượng dịch lớn, kích thích lên niêm mạc dạ dày. Lâu dần dễ gây rách niêm mạc dạ dày, bục dạ dày.
3. Béo phì
Tạp chí Sleep cho thấy, ngủ muộn làm gia tăng chỉ số khối cơ thể (BMI). Điều này cũng xảy ra ngay cả với những người có hoạt động thể dục thường xuyên hoặc những người ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm nhưng thức khuya.
4. Suy giảm hệ miễn dịch
Cơ thể không được nạp đủ năng lượng sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Từ đó, bạn sẽ bị mắc những bệnh “vặt” như cảm lạnh, dị ứng… hơn.
5. Tâm trạng tồi tệ
Những nghiên cứu gần đây cho thấy giờ đi ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần ngày hôm sau của bạn, khiến xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác lo lắng.
Đồng hồ sinh học bị đảo lộn cũng khiến sức khỏe tinh thần giảm sút, gây cảm giác khó chịu, cau có, dễ tức giận, thiếu kiên nhẫn.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy giờ đi ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần ngày hôm sau của bạn, khiến xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác lo lắng. Ảnh minh họa. |
6. Suy giảm thính giác
Máu không cung cấp đủ cho tai giữa khi thức khuya có thể gây suy giảm thính giác, thậm chí gây điếc trong một số trường hợp thiếu ngủ triền miên.
Mỹ Linh
Post a Comment