1. Nhôm có thể ngấm vào thức ăn

Theo một nghiên cứu mới đây, khi bọc thực phẩm trong giấy nhôm (còn gọi là giấy bạc) để nấu ăn, một phần nhôm có thể sẽ ngấm vào thức ăn.

"Lá nhôm dùng trong nấu ăn tạo ra môi trường khiến các kim loại dễ dàng đi vào cơ thể con người", theo kết luận của nghiên cứu.

Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học đã kiểm tra ảnh hưởng của nhôm có trên nhiều loại thức ăn khi tiến hành thí nghiệm bọc chúng bằng giấy bạc.

  4 lý do không nên bọc thực phẩm bằng giấy bạc để nướng hay làm bánh - Ảnh 1

Khi bọc thực phẩm trong giấy nhôm (còn gọi là giấy bạc) để nấu ăn, một phần nhôm có thể sẽ ngấm vào thức ăn. Ảnh minh họa.

Chất nhôm trong xoong chảo được tin là ngấm vào thức ăn ít hơn nhiều so với trong giấy bạc, theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học này. Việc đun sôi nước nhiều lần trong xoong chảo mới có thể tạo ra một lớp bề mặt giúp ngăn chặn nhôm hòa vào thức ăn.

Tuy nhiên, giấy bạc chỉ được dùng một lần, vì vậy không có cách nào để tạo lớp bảo vệ trước khi nấu ăn. Và do bản chất dễ bay hơi của nhôm, phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình nấu ăn sẽ khiến chúng dễ thoát ra và xâm nhập vào thức ăn, đặc biệt với thực phẩm có tính axit cao.

Chính vì vậy, Bassioni kết luận: "Nghiên cứu cho thấy giấy bạc không nên dùng trong nấu ăn. Thay vào đó, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thủy tinh hoặc sứ khi chuẩn bị các món nướng."

2. Nhôm gây hại thận

Cơ thể con người có khả năng bài tiết một lượng nhôm nhất định, vì vậy việc tiếp xúc với một lượng kim loại nhỏ không phải là vấn đề đáng lo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thậm chí đã đưa ra mức tiêu thụ hàng ngày của nhôm được chứng minh là không gây hại.

"Nhưng phần lớn mọi người đều tiếp xúc với thức ăn có chứa nhôm nhiều hơn mức an toàn được đề xuất hàng ngày", Ghada Bassioni, một trong những nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

Một số nghiên cứu cho thấy, lượng nhôm cao có thể gây ra tác hại đáng kể cho những người bị suy thận và các bệnh xương nhất định.

3. Nhôm gây hại não

Nhôm cũng được chứng minh là làm giảm sự tăng trưởng tỷ lệ các tế bào não ở người. Năm 1906, bác sĩ chuyên khoa thần kinh người Đức, Alois Alzheimer chứng minh rằng nhôm lắng đọng trong não khiến các tế bào não bị oxy hóa tấn công, thành các mảng chết.

Các trung tâm dây thần kinh bị cuốn và thành các búi bị lão hóa. Ở mức nhẹ, bệnh nhân có thể bị đãng trí, dần dần sẽ quên những sự việc vừa xảy ra, nặng hơn thì có thể tử vong một sớm một chiều.

  4 lý do không nên bọc thực phẩm bằng giấy bạc để nướng hay làm bánh - Ảnh 2

Nhôm cũng được chứng minh là làm giảm sự tăng trưởng tỷ lệ các tế bào não ở người. Ảnh minh họa.

Không chỉ vậy, khi các ion nhôm chui vào các tế bào khiến tế bào lão hóa nhanh, có thể khiến da dẻ bị nhăn nheo, đồi mồi, suy giảm tuổi thọ. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn thấy mối liên hệ giữa nhôm và bệnh Alzheimer.

4. Nhôm gây hại xương

Khi nướng, canxi trong thực phẩm gặp nhôm ở giấy bạc sẽ phản ứng với nhau, khiến xương bị yếu đi, dẫn đến giảm chức năng xương khớp.

Chưa hết, nhôm ở giấy bạc còn có khả năng tích lũy ở tủy xương, các mô lành, gây ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng.

Minh Hạnh

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top