Những ngày mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thay đổi khó lường, có khi rét đậm, rét hại kéo dài, lúc lại nóng ấm khiến nhiều trẻ nhỏ nhập viện.
Nhưng ngoài yếu tố thời tiết, còn những lý do nào khiến các bé dễ đau ốm hơn trong mùa lạnh?
Vào mùa đông, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc hàng loạt các nhóm bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa hoặc bệnh truyền nhiễm, bệnh da liễu hoặc các vấn đề về tâm lý do một số nguyên nhân chính sau:
Không khí lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút phát triển
Thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm trong không khí cao, cộng thêm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm trong khi các vi sinh vật (ký sinh trùng, nấm mốc, vi-rút…) có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Thời tiết lạnh, các vi khuẩn, vi-rút càng kéo dài thời gian tồn tại trong không khí. Khi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ (sức đề kháng còn yếu) hít phải không khí ô nhiễm này, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập với đường hô hấp gây tổn thương niêm mạc, khí quản, phế quản.
Nếu các bé không được gia đình chăm sóc chu đáo, mặc quần áo phong phanh, mặc đồ ướt hoặc mặc quá ấm trong khi người đổ mồ hôi mà không thay kịp khiến cơ thể nhiễm lạnh, dễ mắc viêm họng, viêm phổi, viêm amidan. Và nếu thể chất của trẻ vốn yếu ớt, suy dinh dưỡng hoặc có tiền sử mắc các bệnh mãn tính thì nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp sẽ càng cao.
Mùa đông trẻ rất dễ mắc bệnh và hay phải nhập viện
Một số loại vi khuẩn, vi-rút có khả năng gây viêm phổi đặc biệt phát triển, sinh sôi trong mùa lạnh như H.influenzae, S.pneumoniae, vi-rút cúm, vi-rút sởi, vi-rút H5N1… Do quá trình truyền bệnh thường do tiếp xúc chung không khí hàng ngày với người nhiễm bệnh nên khi một trẻ nhiễm bệnh có lây bệnh sang có nhiều trẻ lành khác trong lớp học, trong gia đình hoặc khu phố nếu không được cách ly an toàn.
Môi trường sống ô nhiễm
Môi trường sống kém vệ sinh, trong gia đình của trẻ có người thân hút thuốc lá, thuốc lào. Không gian phòng ở chật chội, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, nhà sử dụng bếp than, củi đun nấu, sưởi ấm… đều là những nguyên nhân gián tiếptăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻngày đông.
bé ốm vào mùa đôngMột số sai lầm chăm sóc con của bố mẹ lại có thể khiến trẻ mắc bệnh
Hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa
Khi mắc hội chứng này, trẻ nhỏ thường xuyên ốm vặt trong mùa đông, cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt, bực bội, không muốn hoạt động hoặc ngại tiếp xúc với mọi người. Người ta còn gọi rối loạn này với tên gọi chứng trầm cảm mùa đông vì thường xảy ra vào thời điểm cuối thu, sang đông.
Nguyên nhân là do vào mùa đông, ngày ngắn, đêm dài, thời tiết âm u, lạnh lẽo khiến nhịp sinh học của cơ thể mất cân bằng. Hoóc-môn Melatonin do tuyến tùng tiết ra, có vai trò với chu kỳ thức-ngủ ở con người bị ảnh hưởng.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về tâm lý vào mùa đông, cha mẹ nên thận trọng nghĩ đếnrối loạn cảm xúc theo mùa. Không nên vì ngại lạnh mà cấm cửa không cho trẻ vui chơi, vận động ngoài trời, đồng thời bổ sung thực phẩm giàu omega-3, rau quả tươi, vitamin D3… rất có lợi cho cơ thể, vừa có tác dụng chống trầm cảm.
Cho trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường, tránh tự ý dùng thuốc cho trẻ
Khan hiếm vắc-xin: Phải chờ đợi khiến trẻ không được tiêm phòng
Từ đầu năm đến nay, nhiều bệnh nhi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella… Nguyên nhân là chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Nhiều gia đình có trẻ nhỏ có tâm lýchờ đợi tiêm vắc-xin dịch vụmà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Hoặc có cha mẹ lại lo sợ phản ứng sau tiêm chủng, sợ con ốm nên tránh không muốn cho con đi tiêm.
Các bác sĩ khẳng định, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, giảm số trường hợp mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, nhất là ở trẻ em, có thể bảo vệ được 90 – 95% trẻ. Vào mùa đông xuân, các vi khuẩn, vi-rút phát triển và lây lan mạnh mẽ, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em nhất là các bệnh cúm, sởi, rubella, ho gà, tiêu chảy… Gia đình có con nhỏ cần nắm vững lịch tiêm chủng, cần tìm hiểu các mũi tiêm cho trẻ theo độ tuổi, tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi để phòng bệnh cho trẻ.
Thảo luận tại diễn đàn: Vì Sao Trẻ Lại Dễ Mắc Bệnh Hơn Trong Mùa Đông?
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment