1. Chuyển thịt đông lạnh từ ngăn đông sang ngăn thường
Một cách rã đông phổ biến khá nhiều người sử dụng đó chính là để thịt đông xuống ngăn mát để thịt rã từ từ. Tuy nhiên, trong quá trình này, thịt sẽ bị chảy nước, phần nước này ở nhiệt độ của ngăn mát không còn an toàn như ở ngăn đông vì vi khuẩn đã có điều kiện để phát triển.
Do đó, chúng có thể làm bẩn những thực phẩm khác ở dưới ngăn mát, đặc biệt là thực phẩm chín và ăn liền. Do đó, nếu muốn rã đông theo cách này, bạn nên để thịt rã trong một cái hộp được đậy kín hoặc rã đông bên ngoài bằng lò vi sóng hoặc bằng nước và không để trong tủ lạnh.
2. Để đồ ăn chật cứng trong tủ lạnh
Với một số gia đình, việc tủ lạnh đầy đồ ăn là biểu hiện của sự sung túc, đầy đủ. Tuy nhiên đó cũng đồng thời là một ổ vi khuẩn khổng lồ mà chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình bạn.
Với một số gia đình, việc tủ lạnh đầy đồ ăn là biểu hiện của sự sung túc, đầy đủ. Tuy nhiên đó cũng đồng thời là một ổ vi khuẩn khổng lồ. Ảnh minh họa. |
Nguyên nhân ở đây là không khí lạnh trong tủ chỉ có thể hạn chế việc phát triển của vi khuẩn chứ không thể giết chết chúng, và vi khuẩn cứ lưu thông liên tục trong tủ lạnh từ thức ăn này sang thức ăn khác.
Mặt khác, một tủ lạnh chật cứng khiến bạn không thể nhớ được các thức ăn đã được để từ bao giờ, nên ăn lúc nào. Do đó bạn nên để tủ lạnh ít đồ ăn, có không gian thông thoáng.
3. Không quan tâm đến nhiệt độ tủ lạnh
Đây cũng là một sai lầm khá phổ biến. Mọi người thường mặc định không bao giờ xem xét, điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh. Trên thực tế, nhiệt độ trong tủ lạnh cần được điều chỉnh tùy theo không gian, thời gian, nhiệt độ bên ngoài và cả tần suất sử dụng cũng như số thức ăn ở trong đó.
Trời càng nóng, thức ăn càng nhiều thì bạn càng phải hạ nhiệt độ tủ lạnh để bảo đảm mọi thức ăn được bảo quản ở trạng thái t6t1 nhất. Nếu không, các vi khuẩn ở nhiệt độ quá ấm sẽ sinh sôi liên tục và gây hại đến sức khỏe khi chúng ta ăn những thức ăn đó vào cơ thể.
4. Để trái cây và rau ở chung một chỗ
Có 2 điều bạn cần lưu ý về việc lưu trữ trái cây và rau quả. Thứ nhất, chỉ để trái cây và rau quả vào tủ trong tình trạng khô hoàn toàn, không đọng nước vì nước là môi trường sản sinh vi khuẩn cực nhiều. Thứ hai, hãy để riêng rau và trái cây vì trái cây sản sinh ra khí ethylene, một loại khí đẩy nhanh quá trình hư hỏng, thối úng của các loại rau.
5. Để trứng ở cánh tủ lạnh
Các loại tủ lạnh hiện nay thường thiết kế khay để trứng ở cánh vì nó cực tiện lợi. Tuy nhiên đây không phải là nơi đúng vì nó quá ấm, không đủ độ lạnh. Thay vì đó, bạn hãy để trứng trong 1 hộp giấy, để vào sâu trong ngăn tủ để bảo đảm trứng đủ độ lạnh cho đến khi cần ăn.
6. Chỉ lau dọn tủ lạnh mỗi năm một lần
Nhiều gia đình thường chỉ lau dọn tủ vào dịp Tết, điều này rất nguy hiểm vì khi đó tủ đã cực kỳ bẩn. Hãy cố gắng lau dọn tủ ít nhất 2 tuần 1 lần, kiểm tra tủ và vứt hết các thực phẩm hư hỏng, rau củ thối úng vì đó là nguồn vi khuẩn cực nguy hiểm.
Khi lau chùi, bạn không cần phải dùng hóa chất, thay vào đó hãy lau bằng hỗn hợp chanh hoặc dấm pha với nước vì nó rất lành tính và sạch sẽ.
Ngọc Mai
Post a Comment