Trong mâm cơm ngày Tết, hầu như bạn sẽ thấy rất nhiều món ngon truyền thống đầy thơm ngon và hấp dẫn. Song, bạn không nên ăn nhiều tiết canh, mứt, nem chua hay các loại gỏi sống.
Tiết canh
Nhiều gia đình thường đánh tiết canh để ăn cùng nhau những ngày cuối năm hoặc đầu năm mới. Thậm chí nhiều người còn coi đây là món ăn khoái khẩu của mình. Song đây là món ăn nên hạn chế ăn. Bởi tiết canh tuy ngon nhưng nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn trong nó thì quá lớn, có thể đưa người ăn đến những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Nhiều gia đình thường đánh tiết canh để ăn cùng nhau những ngày cuối năm hoặc đầu năm mới. Ảnh minh họa. |
Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, mỗi bát tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Nếu động vật bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội. Nhiều người đã mắc bệnh liên cầu lợn do ăn tiết canh tươi sống ngày càng tăng.
Khi bị nhiễm liên cầu lợn, bạn có thể phải đối mặt với các biểu hiện: sốt, rét run, da nổi ban, sau đó người bệnh lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da….và nguy cơ tử vong.
Nem chua
Đây là một thực phẩm nhiều người hay thích ăn trong dịp Tết. Song như bạn biết, nguyên liệu để làm nem chua là thịt sống lên men cùng một vài gia vị khác mà không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào.
Vì thế, những vi sinh vật giúp nem chín phát triển trong nhiên liệu, trong lá gói.Những vi sinh vật này có hai nhóm có lợi và có hại. Quá trình lên men lactic sẽ giúp vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế vi sinh vật có hại.
Để ăn nem chua an toàn, bạn cần nướng hoặc rán nem chua lên trước khi ăn. Ảnh minh họa. |
Trong nem chua có các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Tuy bị ức chế không hoạt động được nhưng chúng không chết mà sẽ sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện thuận lợi, gây nguy hiểm sức khỏe con người.
Bởi thế, để ăn nem chua an toàn, bạn cần nướng hoặc rán nem chua lên trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn nem chua đã bị mốc.
Ngoài ra, giống như nem chua, gỏi sống được chế biến từ thịt sống không trải qua quá trình gia nhiệt và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Mứt, ô mai
Ngày Tết, dù mứt và ô mai rất thơm ngon nhưng bạn không nên chọn mua các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt.
Ngay cả với mứt và ô mai tự làm, bạn cũng không nên ăn nhiều vì dễ đối mặt với nguy cơ đầy bụng, khó tiêu. Ảnh minh họa. |
Bởi trong các loại ô mai thường sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… Ngay cả với mứt và ô mai tự làm, bạn cũng không nên ăn nhiều vì dễ đối mặt với nguy cơ đầy bụng, khó tiêu.
Bánh chưng
Mặc dù rất ngon nhưng bánh chưng được làm từ ba loại thực phẩm chính là gạo nếp, thịt lợn và đỗ xanh. Vì thế, bánh chưng là loại bánh rất giàu năng lượng. Loại bánh này có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu, đau dạ dày và bị bệnh tim mạch cần tránh ăn bánh chưng.
Tuyệt đối, không ăn bánh chưng đã mốc. Ảnh minh họa. |
Tuyệt đối, không ăn bánh chưng đã mốc. Vì bánh mốc sẽ khiến nấm mốc lan rộng vào bên trong và làm hỏng bánh. Nấm mốc cũng làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh chưng đồng thời làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của bánh. Khi ấy, tinh bột trong gạo nếp sẽ chuyển hóa thành đường và khiến bánh bị chua.
Thanh Hà
Post a Comment