Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mỗi ngày Tết. Thông thường, để bánh chưng ở bên ngoài, dù có để ở nơi thoáng mát cũng chỉ để được 4-5 ngày. Nếu trời nồm thì chỉ được khoảng 3 ngày. Sau đó bánh đã bị đổi chất, dù không hỏng nhưng không thơm và ngon nữa.
Để món bánh chưng thơm ngon, các gia đình nên bảo quản bánh chưng sau 3 ngày Tết theo chỉ dẫn cụ thể sau nhé!
Để món bánh chưng thơm ngon, các gia đình nên bảo quản bánh chưng sau 3 ngày Tết theo chỉ dẫn cụ thể sau nhé! Ảnh minh họa. |
Vớt bánh chưng ra, phải rửa sạch lá trong nước cho hết nhựa và để ráo
Trước khi bảo quản bánh chưng, sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra, bạn nên phải chú ý rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Sau đó, xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ.
Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được để ở nơi khô ráo trong nhà để tránh bị mốc và ôi thiu. Nếu thời tiết có nhiệt độ phù hợp (dưới 20 độ) thì bánh có thể bảo quản ở nhiệt độ thường khoảng 2 tuần. Nhưng khi thời tiết nóng thì bánh sẽ rất nhanh bị chua, thiu và mốc nên bạn cần phải để bánh trong tủ lạnh.
Để bánh chưng trong tủ lạnh
Để bảo quản bánh chưng an toàn nhất, bạn hãy bảo quản bánh trưng trong tủ lạnh. Điểm trừ của cách này là bánh nhanh bị cứng, hạt gạo co lại như lúc chưa luộc (lại gạo). Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.
Bánh để tủ lạnh có thể dùng đến đâu, bóc vỏ rồi cắt đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến thì bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để trần bánh sẽ rất nhanh cứng và có bị mùi thức ăn trong tủ lạnh bám vào mất ngon.
Bánh chưng để tủ lạnh khi ăn lấy ra chiên lại hoặc hấp
Khi lấy bánh từ tủ lạnh ra, bạn nên chiên lại bằng dầu mỡ hoặc hấp lại bằng nồi thổi xôi hoặc đơn giản nhất là đặt vào đĩa, bát rồi bỏ vào nồi cơm đã cạn nước và đậy vung lại, khi cơm chín, mở vung ra thì bánh của bạn cũng nóng và mềm trở lại.
Không ăn bánh chưng mốc vì rất dễ bị nhiễm bệnh. Ảnh minh họa. |
Lưu ý:
Không ăn bánh chưng mốc vì rất dễ bị nhiễm bệnh. Bởi bánh chưng đã mốc cũng như các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin.
Chất độc này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên tiếc của, cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, đã hỏng.
Thanh Hà
Post a Comment