Ba kích còn có tên gọi là dây ruột gà, tam mạn thỏa, thỏ tử trường, chẩu phòng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chày kiềng đòi (Dao),... Tên khoa học là Morinda officinalis How, họ Cà phê (Rubiaceae).
Ba kích là loài dây leo, thân non màu tím, có lông, cành con có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14 cm, rộng 2,5-6cm. Lúc non lá màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa ba kích nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành cụm ở kẽ lá, đầu cành. Qủa ba kích tròn, khi chín có màu đỏ.
Cây ba kích thường mọc hoang ở vùng đồi núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Ba kích trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu.
Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy chỗ có đường kính 0,5cm trở lên, phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát) tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong, cắt thành đoạn ngắn 10cm.
Ba kích – “tiên dược phòng the” có tiếng trong lịch sử
Theo y học cổ truyền, ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tảo tiết, lãnh cảm, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, đầu mặt bị trúng phong, ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít...
Các y gia xưa thường dùng rượu ba kích làm thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm...
Ba kích được xem như một loại tiên dược phòng the giúp các quý ông tăng cường sinh lực trong "chuyện ấy". Ảnh minh họa.
Theo Tây y, thành phần hoá học chính của ba kích gồm có: Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C.... giúp tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm, tăng khả năng giao hợp...
Trong hầu hết các sách dược liệu cổ, ba kích đều được đề cao như một loại Viagra có tác dụng tăng cường năng lực phòng the, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, kiện gân cốt, kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm, tăng cường sự dẻo dai...
Theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam chia sẻ trên Trí Thức Trẻ, ba kích là vị thuốc "cố tinh, làm xuất tinh chậm, giữ được khả năng cương cứng lâu". Kinh nghiệm dân gian cho rằng ba kích có thể giúp quý ông "dẻo dai" cả đêm không biết mệt.
Bài thuốc từ ba kích giúp tăng sức mạnh đàn ông
Theo kinh nghiệm của người dân đồng bào Cơ Tu, sử dụng bao kích làm thuốc bổ thận tráng dương thường chọn cây có rễ to, mập mạp, cùi dày, máu tím. Dùng ba kích phơi khô hầm với thịt gà hoặc sắc nước uống, nhưng phổ biến nhất là ngâm với rượu.
Có nhiều cách sử dụng loại Viagra tự nhiên này. Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu.
Bài rượu thuốc nổi tiếng trong dân gian được chế biến như sau: Ba kích tím 60g, Phụ tử 20g, Cam cúc hoa 60g, Thục tiêu 30g, Câu kỷ tử 30g, Thục địa 46g. Tất cả tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml, lúc đói.
Ba kích ngâm rượu chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Đặc biệt, loại củ này hầu như chỉ ngâm được một lần.
Lưu ý khi dùng ba kích cho chuyện phòng the
Ba kích không phải là vị thuốc bổ dương dù nó giúp người yếu sinh lý, xuất tinh sớm kéo dài thời gian quan hệ. Chính vì thế, không thể tự ý dùng ba kích với mong muốn làm cho mình tráng dương, mạnh mẽ hơn trong chuyện phòng the.
Nếu là người khó xuất tinh, nếu còn uống thêm ba kích vào thì lại càng khó hơn. Ba kích có tính hàn nên nếu uống nhiều dễ gây đi ngoài phân lỏng. Muốn giảm bớt tính hàn cần sao với rượu...
Lưu ý người âm hư, hỏa thịnh, táo bón nhất thiết không được dùng ba kích.
Hạ Vy (T.H)
Post a Comment