Chris Woolston cho biết: “Muốn trở thành thiên tài thì chúng ta phải nghĩ và sống như một thiên tài, thú tiêu khiển là một phần của cuộc sống đó.”
Chúng ta luôn tự hỏi làm thế nào để có thể trở thành một thiên tài?Cây bút nổi tiếng của tạp chí Nature và cũng từng là một nhà sinh học, Chris Woolston, đã tìm hiểu về vấn đề này theo hướng phong cách sinh hoạt của những nhà khoa học nổi tiếng và ông đưa ra một kết luận:Hầu hết những bộ óc thiên tài của nhân loại luôn cần một thứ gọi là thú tiêu khiển để kích thích khả năng tư duy của mình.Chris cũng cho biết:“Muốn trở thành thiên tài thì chúng ta phải nghĩ và sống như một thiên tài, thú tiêu khiển là một phần của cuộc sống đó.”
Thiên tài Albert Einstein luôn có chiếc đàn violin bên mình để tiêu khiển.
Thú tiêu khiển được hiểu là việc làm cho tâm trạng thoái mái bằng những thú vui chơi giải trí nhẹ nhàng, nó là một yếu tố thiết yếu của con người về mặt sinh học và tâm lý học nhằm hướng đến niềm vui. Tùy theo từng người, nhóm xã hội, tâm trạng, hoàn cảnh mà người ta có những trò tiêu khiển khai thú tiêu khiển khác nhau. Chris nêu ra một vài ví dụ điển hình như thiên tài Albert Einstein là tay chơi violin cự phách, Richard Feynman – chủ nhân của giả Nobel Vật lý năm 1965 – lại có sở thích chơi trống bongo mỗi lúc giải lao. Để bổ sung cho luận điểm của mình Chris Woolston đã thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau với nhiều nhà khoa học hiện nay – những người theo Chris nhận địnhthú tiêu khiển còn đóng một vai trò có tính chất chủ chốt hơn trong cuộc sống của họ so với những bậc tiền bối.
Người đầu tiên tham gia chương trình này là Federica Bianco, một nhà vật lý thiên thể trẻ tuổi, có một sở thích riêng trong những giờ nghỉ ngơi: đấm bốc. Cô đang làm việc tại đại học New York, nhưng tháng Tư vừa rồi, cô đã bay tới Richmond, California, để tham gia trận đấu quyền Anh nhà nghề đầu tiên của mình. Đối thủ của cô hôm ấy đã không gặp may khi Bianco dồn đối thủ vào dây võ đài bằng hàng loạt cú đấm liên tiếp và chỉ dừng lại khi trọng tài ngưng trận đấu. Mọi chuyện diễn ra trong vẻn vẹn 1 phút 20 giây. Bianco kể lại:“Tôi còn muốn đấu tiếp, nhưng chị ấy bị dính đòn nhiều quá nên trọng tài cho ngừng lại”. Đối với Bianco, đấm bốc không chỉ là một sở thích đơn thuần mà còn là cách giúp cô giải phóng hoàn toàn cả đầu óc và cơ thể khỏi công việc. Cô chia sẻ:“Là nhà khoa học, lúc nào đầu óc tôi cũng chộn rộn nghĩ ngợi đủ thứ. Nhưng võ đài thì lại hết sức yên ắng. Trước mắt tôi chỉ còn một mục tiêu thôi. Đối thủ đang nhăm nhe muốn hạ gục tôi, và tôi phải đối phó với điều đó.”
Thú tiêu khiển của các nhà khoa học hiện này rất đa dạng: từ đấm bốc…
Hiện nay, cuộc cạnh tranh giành nguồn tài trợ nghiên cứu và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp đôi khi cũng gay gắt không kém một trận quyền Anh, vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ cắm cúi trong phòng thí nghiệm, không hình dung nổi cuộc sống năng động bên ngoài là như thế nào.Với nhiều áp lực luôn đề lên tâm lý của mình, họ phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi và gạt qua một bên những thú vui để chuẩn bị cho cuộc thí nghiệm tiếp theo, viết công trình nghiên cứu, hay tham gia các hội thảo khoa học. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho biết, chính nhờ có thời gian nghỉ ngơi mà hoạt động chuyên môn của họ được cải thiện bởi qua đó, tâm trí họ trở nên nhạy bén hơn, lòng tự tin được củng cố thêm, và stress giảm đi. Đây có thể là thông tin khích lệ những nhà khoa học đang chịu nhiều áp lực trong công việc, thậm chí cả những người thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng vì công việc cũng sẽ thấy nó có ích
Dĩ nhiên, một số nhà nghiên cứu vẫn còn giữ thái độ hoài nghi đối với vai trò của các thú vui và hoạt động tiêu khiển đối với những ngành đặc thù như nghiên cứu khoa học. Ryan Raver, quản lí sản phẩm của công ty Công nghệ sinh học Sigma-Aldrich ở St.Louis, Missouri, có một kỉ niệm khó quên thời anh theo học tiến sĩ ở Đại học Wisconsin-Madison. Khi đó, một người trong hội đồng chấm luận văn tiến sĩ không muốn để anh tốt nghiệp vì cho rằng anh đã dành quá nhiều thời gian viết blog, và thậm chí anh còn dành nhiều thời gian cho việc chơi solo guitar cho một ban nhạc heavy metal. Raver kể:“Thầy giám khảo nói lẽ ra tôi nên tập trung hơn vào công việc mới phải. Nhưng chính việc chơi nhạc đã giúp tôi vượt qua giai đoạn sau đại học. Nhờ nó mà tôi duy trì được sự hứng khởi và động lực làm việc”. Theo Raver, phần lớn giới học thuật vẫn cho rằng càng dành nhiều thời gian cho khoa học, bạn càng thu về được những kết quả nghiên cứu có chất lượng, nhưng những người như anh lại suy nghĩ hoàn toàn khác:“Con người đâu phải cỗ máy, họ cũng cần phải nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc khi công việc căng thẳng chứ!”
Sean Carroll, nhà vật lí học thuộc Viện công nghệ California ở Pasadena, từng đăng tải một bài viết trên blog, trong đó anh khuyên các nhà khoa học hãy lựa chọn sở thích thật cẩn thận, nhất là những người muốn tìm được một nơi làm việc chính thức. Cụ thể, anh khuyên họ tránh xa những thú vui có thể khiến họ xao nhãng khoa học. Anh viết:“Những thú vui chấp nhận được là nhảy dù, chơi guitar, hay nấu ăn. Không nên tìm đến những thú vui như viết lách (viết tiểu thuyết, viết báo, viết blog), lập trình hay những gì liên quan đến mạng interenet, thành lập công ty riêng,… vì người ngoài sẽ nghĩ rằng lẽ ra bạn nên dành thời gian cho những thú chơi đó vào công việc nghiên cứu.”
… đến chơi guitar.
Nhiều bằng chứng về việc hoạt động khoa học và hoạt động giải trí có thể cùng tồn tại song song với nhau đã được công bố và công nhận.Theo một nghiên cứu công bố năm 2008, chủ nhân các giải Nobel có xu hướng duy trì những sở thích lâu năm nhiều hơn so với các nhà khoa học khác.Đáng chú ý, so với các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, tỉ lệ chủ động theo đuổi các hoạt động nghệ thuật ở những người được giải Nobel cao hơn khoảng 1,5 lần. Như vậy, xét trong quy mô mẫu của nghiên cứu này thì sở thích cá nhân lại là chỉ số thể hiện năng lực khoa học tốt hơn so với chỉ số IQ, vốn không thể hiện nhiều khác biệt giữa những nhà khoa học “tốp trên” và “tốp dưới”.
Robert Root-Bernstein, nhà vật lí học của đại học bang Michigan, đồng thời cũng là tác giả chính của nghiên cứu nói trên, cho hay khó có thể khẳng định được rằng bản thân sở thích riêng đã tiếp thêm năng lượng cho các thiên tài, hay thiên tài có xu hướng theo đuổi sở thích riêng. Ông kết luận:“Có lẽ đó là sự kết hợp của cả hai”. Ông cũng lưu ý rằng, trái với quan điểm phổ biến, những thiên tài khoa học lại thường có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm và khỏe mạnh hơn người bình thường. Ông nói:“Thật ngạc nhiên, rất nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel tham gia vào trào lưu lướt sóng khi thú vui này thịnh hành vào những năm 1960.”
“Thật ngạc nhiên, rất nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel tham gia vào trào lưu lướt sóng khi thú vui này thịnh hành vào những năm 1960” – Robert Root-Bernstein cho biết.
Bên cạnh những cái nhìn khó tính của nhiều nhà nghiên cứu, một số người trong giới nghiên cứu khoa học vẫn đánh giá cao vai trò của các sở thích và thú tiêu khiển đối với nhà nghiên cứu trẻ, có lẽ vì bản thân họ đã nghiệm ra được giá trị của chúng. Tony Ryan, nhà hóa học kiêm phó hiệu trưởng phụ trách khoa học ở đại học Sheffield (Vương quốc Anh), tuyển dụng nhiều nhà khoa học trong nhiều năm qua đã và cho biết ôngluôn do dự khi tuyển dụng những người mải tập trung vào nghiên cứu đến nỗi không còn thời gian dành cho bất kì điều gì khác.Ông giải thích:“Chúng tôi cần những nhà khoa học xuất sắc, nhưng chúng tôi cũng cần một con người toàn diện mang lại cảm giác gần gũi cho các sinh viên.”
Bản thân Ryan cũng có thú vui riêng. Tuy công việc bận rộn nhưng ông vẫn đạp xe đi làm và đi dã ngoại; tổng đoạn đường ông đạp mỗi năm lên tới khoảng 8.000km. Mỗi sáng thứ Bảy, ông tham gia vào một nhóm thích đạp xe, và thú vui của ông là vừa đạp xe vừa đàm luận về số nguyên tố với một nhà khoa học máy tính, mặc dù việc này vẫn bị phản đối từ các thành viên khác trong nhóm, gồm một chuyên gia bảo vệ thực vật, một thợ sửa ống nước, và một bác sĩ. Ryan thậm chí còn thường xuyên mang xe đạp tới tham dự các hội thảo quốc tế, dù chúng được tổ chức ở những nơi xa như London hay Hong Kong. Ông phân bua:“Tôi có thể gấp xe đạp lại và nhét nó vào trong vali. Cũng có nhiều người mang xe đạp đi như vậy mà. Thời nay người ta không chơi golf nữa, đạp xe mới là mốt thời thượng.”
Trường hợp tương tự là Alexander Suh, nhà sinh học tiến hóa ở đại học Uppsala, Thụy Điển, cũng mang theo đồ leo núi mỗi khi anh đi dự bất kì hội thảo nào được tổ chức ở gần núi hay địa điểm có thể leo trèo. Suh bắt đầu leo núi từ khoảng ba năm nay, và theo anh, sở thích này hóa ra lại rất hữu ích cho anh trong việc giao lưu gặp gỡ đồng nghiệp. Anh nói:“Số lượng nhà sinh học thích leo núi nhiều tới nỗi đi đâu cũng gặp họ. Chúng tôi nói chuyện về khoa học, và về leo núi”. Khi ở trường, Suh cố gắng dành ra khoảng một tiếng để leo trèo “mỗi khi công việc chất chồng lên nhau”. Hoạt động này giúp anh giải tỏa đầu óc, đồng thời cũng làm nhẹ đi những căng thẳng khi nghiên cứu gen.
Maria Sapar, một nữ nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh học phân tử ở đại học Cornell, Ithaca, New York, lại có một thú vui khác là nhảy dù. Tính đến nay, Sapar đã thực hiện được 147 cú nhảy dù và dự định còn thực hiện thêm nhiều cú nữa – một thành tích không tồi đối với người vốn sợ độ cao như cô. Trò vui này mang lại cho cô cảm giác liều lĩnh và hứng khởi, đồng thời mang lại cái nhìn hài hòa trong mọi vấn đề của cuộc sống, đặc biệt trong công việc nghiên cứu.Mỗi khi cảm thấy sợ hãi hay lo lắng trước áp lực công việc, cô lại tự nhủ mình rằng:“Này Maria, mày đã từng nhảy ra khỏi máy bay cơ mà. Chuyện này mày cũng sẽ làm được thôi.”
Trò chơi nguy hiểm như nhảy dù cũng giúp các nhà khoa học thư giãn đầu óc.
Adam Ruben, một nhà nghiên cứu vaccine phòng sốt rét ở công ty Công nghệ sinh học Sanaria Rockville, Maryland, không có thú vui nhảy dù, nhưng lại có một sở thích không kém phần “kịch tính”: biểu diễn độc tấu hài kịch. Khi còn là sinh viên sau đại học ở đại học Baltimore, Maryland, anh thường tới các câu lạc bộ và quán bar trong thành phố để biểu diễn tài kể chuyện hài, nhưng không gặt hái được mấy thành công, bởi đó chỉ là những buổi “open-mic” (bất kỳ ai cũng có thể lên sân khấu trình diễn) với rất nhiều người lên biểu diễn trong khi lượng khán giả rất ít. Sau khi chuyển về gần Washington, Ruben bắt đầu biểu diễn cho nhiều khán giả hơn, và họ cũng cởi mở tiếp nhận những chuyện hài hước trong khoa học mà thi thoảng anh có nhắc đến.
Hiện Ruben vẫn dành thời gian để diễn tập và tham gia vào các chương trình trực tiếp. Bên cạnh những câu chuyện hài ngắn, anh còn kể về thời gian theo học tiến sĩ, một chủ đề mà anh đã khai thác triệt để khi viết cuốn sáchSống sót sau quyết định ngu xuẩn là học cao họcxuất bản năm 2010. Chẳng hạn, anh nói về thời gian làm việc liên tục 21 giờ mỗi ngày để xuất dữ liệu phục vụ cho bài thuyết trình của một chuyên gia tư vấn.Cái oái ăm ở đây – mà nhiều nhà khoa học ngồi ở hàng ghế khán giả trong các chương trình của anh chắc đều cũng đoán được – là những dữ liệu đó rốt cuộc lại không được dùng đến.Ruben chia sẻ, anh rất vui vì mình đã được học hành nghiêm chỉnh và có sự nghiệp trong ngành khoa học, song anh cũng lấy làm may mắn vì anh có nơi để cười đùa về những thực trạng tồn tại trong ngành. Anh nói:“Những người thực hiện công việc nghiên cứu khoa học nên sử dụng khiếu hài hước của họ nhiều hơn nữa, thậm chí vận dụng sự hài hước để phê phán, bởi chỉ thông qua phê phán người ta mới có thể khắc phục những mặt trái.”
thiên tàiSau khi chuỗi bài phỏng vấn thực hiện thành công, Chris Woolston khẳng định những thú tiêu khiển không chỉ có tác dụng với những nhà khoa học chỉ biết đến những phương trình, thí nghiệm từ sáng đến tối mà nó có thể ảnh hưởng đến tất cả những người khác. Thậm chí, Chris còn nói vui:“Làm việc chăm chỉ không thể biến bạn thành một người xuất sắc mà chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được. Vì bộ não của bạn không có thời gian để nghĩ đến việc gì khác ngoài công việc, chúng cũng cần có lúc được “thả rông” với những suy nghĩ khác thường để nâng cao sáng tạo. Đó chính là nguồn năng lượng quan trọng cho quá trình trở thành thiên tài của bạn.”
Thảo luận tại diễn đàn: Muốn trở thành thiên tài, bạn cần có thú tiêu khiển
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment