Vị thành niên

Các chuyên gia tâm lý học luôn khuyên các bà mẹ tích cực tâm sự với con gái về cơ thể cũng như về “chuyện ấy”, để chúng hiểu cơ thể mình và biết bảo vệ mình tốt hơn. Nhưng nói bao giờ cũng dễ hơn làm.

Rất nhiều người cảm thấy không thể cất lời trước một vấn đề quá ư là “nhạy cảm” và khó nói như vậy. Dưới đây là những bí quyết để các cuộc tâm tình trở nên dễ dàng hơn, được chia theo các độ tuổi khác nhau.

[​IMG]để tâm sự “chuyện ấy” với con gái dễ dàng hơn

1. Nhóm tuổi từ 2-6.

Nếu bạn bắt đầu “tâm sự” với con ngay từ độ tuổi này, mọi kiến thức và kỹ năng tương lai sẽ được bồi đắp dễ dàng hơn rất nhiều. Con gái bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái với cơ thể mình, còn mối quan hệ giữa hai mẹ con sẽ chặt chẽ hơn bao giờ hết nếu như bạn có thể tiến hành những cuộc đối thoại không-lo-sợ, không-phán-xét trong những năm tháng nền móng này.

Con bé sẽ không bao giờ cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi khi phải hỏi mẹ về những nội dung liên quan đến chuyện ấy, đơn giản vì tâm sự với mẹ luôn là một phần trong cuộc sống của trẻ.

Nên nhớ rằng, nếu như bạn luôn trả lời các câu hỏi của con gái một cách thành thật trong những năm tháng này, con bé sẽ coi bạn là người mà nó luôn ngưỡng mộ và tin tưởng. Ngược lại, việc bạn né tránh chỉ khiến cho con bé đánh mất niềm tin ở mẹ và ngày càng xa cách mà thôi. Vì thế, nếu như bạn muốn con gái mình cảm thấy có thể gõ cửa phòng mẹ xin lời khuyên và sự ủng hộ bất cứ khi nào, hãy bắt đầu gây dựng niềm tin ngay từ lúc nào.

Tin mừng là dạy trẻ về “chuyện ấy” trong giai đoạn 2-6 tuổi cực kỳ đơn giản, bởi bạn không phải dạy chúng về các khái niệm kiểu như tình dục là gì hay ham muốn có cơ chế hoạt động như thế nào. Bạn chỉ đơn thuần đưa ra các định nghĩa mà thôi. Chẳng hạn như bạn có thể chỉ vào ngực bé và nói, “Đây là ngực, tất cả phụ nữ đều có. Sau này đó sẽ là nơi cho em bé bú sữa”.

Nên nhớ, bạn là người lớn, và trách nhiệm của bạn là phải gạt bỏ sự ngượng ngùng và sợ hãi của mình khi đề cập đến những đề tài nhạy cảm, để cảm xúc đó không truyền sang con bé. Chẳng hạn như lúc tắm cho bé, nếu để ý thấy vùng kín của bé có vết đỏ, bạn có thể hỏi ngay “Con có bị đau không? Con có cần mẹ bôi kem lên đó không?”. Bằng cách này, bạn sẽ dạy cho trẻ nhiều điều về cơ thể chúng, về cách chăm sóc, để ý đến nó. Trẻ cũng hiểu rằng, không cần phải thì thào khi hỏi về vùng kín của mình như thể đó là thứ gì xấu xí, đáng sợ lắm.

2. Nhóm tuổi 7-11

Đây là khoảng thời gian bạn nhồi nhét càng nhiều thông tin càng tốt vào đầu trẻ, bởi trẻ đặc biệt tò mò, sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh và vì cơ thể trẻ cũng bắt đầu thay đổi.

Các nghiên cứu cho thấy, nếu như các bé gái được học trước về kỳ kinh, chúng sẽ bớt hoảng sợ khi lần đầu chứng kiến hiện tượng đó hơn hẳn. Vì thế, hãy chuẩn bị kiến thức và cả tinh thần cho con gái bạn, cũng như khiến trẻ cảm thấy tự hào vì mình đang trong hành trình trở thành một người phụ nữ hoàn thiện.

Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để trẻ tiếp cận những cuốn sách giáo dục giới tính dành cho trẻ em, cũng như tìm hiểu về băng vệ sinh và áo ngực. Bạn cũng có thể chia sẻ với con những câu chuyện về kỳ kinh đầu tiên của mình, cũng như cảm giác của bạn khi bỗng dưng thấy lông nách mọc ra. Mục đích của việc này là để trẻ hiểu rằng hiện tượng đó không chỉ xảy ra với mình trẻ, rằng trẻ không hề dị biệt hay phải xấu hổ, ngượng ngập về những hiện tượng đó.

3. Nhóm tuổi 12-15

Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là người mẹ cần tôn trọng thực tế rằng con bé giống như cái kén, chuẩn bị nở thành bướm.

Kể cả khi con gái bạn mãi sau này mới làm chuyện ấy, thì việc chuẩn bị kỹ càng cho giai đoạn này vẫn hết sức quan trọng. Bạn có thể khai thác và tận dụng mọi nội dung liên quan đến sex mà mình vô tình bắt gặp trên phim ảnh, TV, nhạc… để trò chuyện với con, bởi một cuộc trao đổi “phi chính thức” như vậy sẽ khiến cô bé cảm thấy thoải mái hơn là một tiết học rao giảng về giáo dục giới tính.

Lấy thí dụ, nếu như trong cuốn sách giáo dục giới tính bạn mua cho cô bé đã đề cập đến thủ dâm, thì khi hai mẹ con đang xem một bộ phim có cảnh liên quan đến thủ dâm, bạn hoàn toàn có thể thảo luận cùng cô bé về vấn đề đó. Đừng lo, bạn không cần phải đi quá sâu vào chi tiết. Cái cô bé cần là sự thẳng thắn, không né tránh. Rất nhiều phụ nữ tham gia khảo sát khoa học thừa nhận, họ ước gì đã được mẹ mình dạy rằng thủ dâm không hề xấu mà còn là cách tốt để tìm hiểu về cơ thể mình.

Cũng đừng chỉ dạy cô bé phải lo sợ trước việc có thai hay mắc bệnh tình dục STD. Hãy để cô bé hiểu rằng ham muốn và hưng phấn cũng rất quan trọng. Hãy mang đến cho cô bé điều mà Internet không làm được: Sự hy vọng của bạn dành cho cô bé.

4. Giai đoạn 15-21

Bạn đã dạy con những điều cơ bản nhất, và giờ cô bé cần được hỗ trợ trong việc kết nối các mảnh thông tin rời rạc đó thành những khái niệm. Đương nhiên, cô bé cũng cần thực hành để có thể tự mình xử lý trước các tình huống.

Đây là khoảng thời gian cô bé vừa muốn có mẹ bên cạnh để cảm thấy an toàn, vừa muốn vươn ra khám phá nhiều hơn về bản thân. Với tư cách người mẹ, hãy đồng hành cùng con, giúp cô bé đối mặt với những sức ép từ bạn bè, gây dựng niềm tin cần thiết để lắng nghe bản năng của mình, thay vi cảm thấy phải “biểu diễn” cho bạn bè cùng lứa. Nên nhớ rằng, rất nhiều cậu tai trẻ tìm hiểu về sex qua phim khiêu dâm nên có cách hiểu rất lệch lạc và phi thực tế về sự thỏa mãn và khoái cảm phái nữ.

Bạn sẽ không muốn xâm phạm vào sự riêng tư của cô bé. Điều quan trọng nhất là phải trò chuyện với cô bé, giúp cô bé học cách đánh giá cảm xúc, lựa chọn của mình, từ đó nhận định chất lượng của một mối quan hệ. Đừng lên lớp. Hãy lắng nghe và trò chuyện.

Thảo luận tại diễn đàn: 4 cách để tâm sự “chuyện ấy” với con gái dễ dàng hơn

Bình luận với Facebook

Bình luận

Post a Comment

 
Top