Các bác sĩ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vừa lấy ra mẩu xương cá dài hơn 1cm, sau khi mắc kẹt suốt 10 ngày trong khí quản của bệnh nhi mới 9 tháng tuổi.

Ngày 30/3, tin từ bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, đơn vị này đã tiếp nhận bệnh nhi Hoàng Ngọc An N. (9 tháng tuổi), trú tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và lấy ra một mẩu xương cá bị kẹt trong họng nhiều ngày.

Thời điểm tiếp nhận, bé N. trong tình trạng thở rít, khò khè, khóc nhỏ và khàn tiếng. Ngay lập tức, các bác sĩ chuyên khoa Nhi, Tai – Mũi - Họng và Gây mê hồi sức hội chẩn, đi đến kết luận cháu bé bị dị vật khí quản. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu gắp dị vật và lấy ra mẩu xương cá dài hơn 1cm trong lòng khí quản của bé N..

Sức khỏe - Hóc xương cá 10 ngày trong họng, bé gái 9 tháng tuổi được 'giải cứu'

Các bác sĩ nỗ lực "giải cứu" cháu bé khỏi mảnh xương cá.

Theo mẹ của bệnh nhi, khoảng 10 ngày trước, đang cho bé ăn cháo thì chị thấy con xuất hiện tình trạng ho, nôn và khó thở, sau đó giảm dần. Vài ngày sau, cháu bị khóc khàn, thở nghe tiếng rít nên gia định đưa vào nhập viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó giám đốc, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, đây là một trường hợp rất khó vì cháu nhỏ, nguy cơ suy hô hấp trên bàn mổ dẫn đến tử vong là rất cao.

Bác sĩ Trần Quý Diễn, Trưởng khoa Gây mê hồi sức (kíp soi gắp dị vật) cho biết: “Chúng tôi đã chọn phương án gây mê tĩnh mạch để lấy dị vật chứ không mở khí quản. Bởi vì mở khí quản có nhiều nguy cơ và để lại sẹo xấu cho cháu sau này”.

Sức khỏe - Hóc xương cá 10 ngày trong họng, bé gái 9 tháng tuổi được 'giải cứu' (Hình 2).

Mảnh xương dài hơn 1cm được lấy ra từ cổ họng bệnh nhi. 

Hiện tại, cháu N. đã hết các triệu chứng của suy hô hấp, bú mẹ bình thường và đang được các y, bác sĩ khoa Nhi chăm sóc, sẽ cho xuất viện nếu không có triệu chứng nào khác.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, các mẹ đang nuôi con trong thời kỳ ăn dặm cần chú ý thức ăn của trẻ phải được kiểm soát chặt chẽ. Không cho trẻ cầm nắm trong tay những đồ vật nhỏ vì trẻ dễ nuốt gây nên dị vật đường thở và dị vật đường tiêu hóa.

Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới tính mạng của các cháu bé, nếu người nhà phát hiện hoặc thấy triệu chứng bất thường thì đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời.

Hải Long

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top