Vụ cháy chung cư Carina, quận 8, TP HCM, rạng sáng nay 23/3, đã khiến 13 người tử nạn và nhiều người khác bị thương. 10 trẻ em đang được cấp cứu tại các bệnh viện.

Có nhiều cách thoát nạn trong đám cháy được mọi người chia sẻ, trong đó một câu hỏi đang được nhiều phụ huynh đặt ra là trong trường này, có nên buộc dây thả trẻ xuống hay không?

Cha mẹ không nên buộc dây thả trẻ xuống khi chung cư bị cháy vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Cha mẹ không nên buộc dây thả trẻ xuống khi chung cư bị cháy vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Một giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cho biết, các cha mẹ tuyệt đối không nên làm theo gợi ý này bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như: chất lượng của dây buộc, kỹ thuật buộc dây không chắc, kỹ thuật thả người, tâm lý và sức khỏe của người lớn, độ dài dây không đủ có thể khiến người bé bị lơ lửng giữa khoảng không, người thả có thể khiến trẻ rơi đúng vào vùng nguy hiểm nếu không quan sát được bên dưới, hay trẻ xuống đến mặt đất nhưng người lớn không xuống được để giúp trẻ, khu vực phía dưới không có ai trợ giúp....

Đặc biệt với những tầng trên cao và phải dùng khăn vải kết thành dây, cách này càng nguy hiểm, không đảm bảo độ tin cậy. Theo giảng viên, riêng cách chọn dây thế nào, buộc dây vào người ra sao cho chắc chắn, tạo các nút thắt thật chặt, rồi cách thả dây xuống... đều rất phức tạp. Chỉ lính cứu hỏa đã qua đào tạo bài bản và chuyên nghiệp mới có thể làm được.

Việc dùng dây thả trẻ hay thả người xuống chỉ được dùng khi không có sự lựa chọn nào khác, tính mạng đe dọa... Nhưng ngay cả những lính cứu hỏa cũng hiếm khi phải áp dụng các kỹ thuật này, vì thường họ sẽ dùng thang, hoặc mặt nạ, bình oxy để đưa người bị nạn thoát ra ngoài.

Cũng trong vụ cháy chung cư Carina, một phụ nữ khi tìm cách thoát hiểm bằng thang dây đã bị rơi xuống khi ở tầng 17-18. Theo đại tá Tô Mạnh Thắng, Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy (Cảnh sát PCCC Hà Nội), leo thang dây để thoát khỏi đám cháy chung cư cũng không nên dùng cho người dân vì thiếu an toàn. Cách này thường chỉ dùng cho lực lượng chuyên dụng vì leo thang dây xuống sẽ phải chịu tác động của gió, độ cao... đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng và thể lực rất tốt mới làm được. Nếu muốn đề phòng sự cố, người dân ở chung cư có thể mua dây cứu người thả chậm - loại dây thả người từ từ xuống - để thay thế.

Tuy nhiên, đại tá Tô Mạnh Thắng cho rằng, tùy từng tình huống, bạn nên cân nhắc giữa việc cố tìm cách thoát ra ngoài hay cố thủ trong nhà để đảm bảo an toàn. 

Theo ông, trong trường hợp nguồn cháy từ tầng hầm, những người ở tầng cao và không bị nguồn lửa đe dọa trực tiếp thì chỉ cần đóng chặt cửa chính, bịt kín các khe hở bằng băng dính, khăn áo đã nhúng nước nhằm ngăn khói xộc vào nhà rồi đứng nơi thoáng khí như ban công, đợi lực lượng cứu hộ.

Mộc Miên - Minh Thùy

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top