So với trẻ đủ tháng, trẻ sinh non có nguy cơ tử vong gấp 20 lần. Ảnh minh hoạ: Internet. |
Tờ Sức khỏe và Đời sống đưa ra thông số, trẻ sinh non là trẻ ra đời dưới 37 tuần tuổi. Khi đó, trẻ chưa phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần so với những đứa trẻ sinh đủ tháng khác. 75% trẻ em dưới 1 tuổi tử vong do bị sinh non.
Theo một số chuyên gia y tế, so với trẻ đủ tháng, trẻ sinh non có nguy cơ tử vong gấp 20 lần. Chi phí y tế dành cho trẻ sinh non gấp 10 lần cho trẻ đẻ đủ tháng, thời gian nằm viện dài gấp 9 lần.
Khoảng 25% trẻ sinh non bị mù hoặc giảm thị lực, 5% trẻ giảm thính lực.
Thông tin trên tờ Người Lao Động cho thấy, ở Việt Nam, vấn đề sinh non rất cần được chú ý vì mỗi năm có khoảng 100.000-150.000 em bé sinh trước 37 tuần thai hoặc dưới 2,5kg trên tổng số 1,3-1,5 triệu trẻ ra đời.
Một số nguy cơ mà trẻ sinh non gặp phải được tờ Sức khỏe và Đời sống đưa ra như:
Suy hô hấp
Trẻ càng sinh thiếu tuần tuổi thì càng dễ bị suy hô hấp. Đặc trưng của tình trạng này đó là bệnh màng trong, do sự thiếu hụt hoạt tố sunfactan, chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Bệnh này dẫn đến triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy thở và có thể tử vong.
Bệnh nhiễm trùng
Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém dẫn đến tình trạng dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm ruột hoại tử… Triệu chứng bị nhiễm trùng của trẻ sinh non thường khó phát hiện, chẩn đoán một cách chính xác dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Bệnh vàng da
Bệnh này vô cùng nguy hiểm, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời trẻ rất gây nhiễm độc thần kinh, để lại di chứng suốt đời và thậm chí là có thể bị tử vong.
Các bà mẹ cần phải thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ không bị mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng thường gặp ở trẻ sinh non là thường xuyên ói, nôn trớ, trướng bụng hoặc bị tiêu chảy liên tục, ăn kém và không hấp thụ được chất dịnh dưỡng, chậm tăng cân. Ruột của trẻ vì phát triển chưa hoàn thiện, không đủ máu, mỏng dần rồi dẫn đến bị viêm hoạt tử ruột hoặc bị thủng.
Chính vì vậy, khi trẻ có hiện tượng bị ói ra dịch xanh, trướng bụng, ăn kém thì cần tìm gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và cứu chữa kịp thời.
Bệnh xơ hóa võng mạc
Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do trẻ bị ngộ độ oxy khi nồng độ oxy có trong máu quá cao làm cho võng mạc giãn nở và co thắt bất bình thường, gây tổn thương đến thị giác và có thể bị mù lòa nếu phụ huynh không đưa con đến khám bác sĩ đúng định kỳ.
Chậm tăng trưởng thể chất
Các bà mẹ lưu ý cần đưa con em khám sức khỏe định kỳ, để được theo dõi cân nặng, chiều cao và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
Tuy vậy, trẻ sinh non cũng có thể giảm nguy cơ tử vong nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời. Từng trả lời trên báo VnExpress, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Từ Anh (bệnh viện Từ Dũ) cho biết, những biện pháp dự phòng như chăm sóc, quản lý thai nghén, sử dụng liệu pháp corticosteroids trước sinh, cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong một giờ đầu sau đẻ và kéo dài đến 24 tháng, chăm sóc trẻ đẻ non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo… có thể tránh được 75% nguy cơ tử vong cho bé.
Một ví dụ khác, ngày 9/10 vừa qua, khoa Sơ sinh, bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh tiếp nhận bé trai sơ sinh Trương Việt T. trong tình trạng khóc yếu, thở rên, phản xạ non yếu, thở oxy, cân nặng 1,5 kg. Được biết, bé mới sinh ra khoảng 1 giờ trước đó trong điều kiện sinh non, tuổi thai mới 31 tuần.
Tuy nhiên, bé trai đã được cứu sống thần kỳ nhờ được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tại thời điểm đó, trường hợp của bé T. đã được rất nhiều tờ báo uy tín đưa tin.
N.H(Tổng hợp)
Post a Comment