Biến dạng cột sống
Theo thống kê, những phụ nữ đi giày cao gót trên 5 tiếng/ngày có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác. Báo Người lao động dẫn theo Health Me Up, việc sử dụng giày cao gót trong thời gian dài dẫn đến sự co cứng và co rút của cơ đùi sau, cơ mông. Các cơ bắp co thắt khiến cột sống bị xoắn và biến dạng. Hyperlordosis làm tăng áp lực lên các đĩa đệm, khớp xương lưng và khớp xương chậu.
Tình trạng biến dạng cột sống còn làm giãn dây chằng nâng đỡ phía trước của xương lưng, đồng thời thắt chặt các dây chằng phía sau xương lưng. Sự mất cân bằng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và các khớp xương cũng như bệnh viêm khớp sacroiliac. Dây chằng bị thoái hóa, viêm và xơ cứng sẽ làm mất sự dẻo dai, linh hoạt của cơ thể.
Gây suy tĩnh mạch
Các khảo sát cho thấy, mang giày cao gót thường xuyên sẽ cản trở sự lưu thông của dòng máu. Tờ VnExpress đưa tin, làm nặng hơn tình trạng suy tĩnh mạch ở bệnh nhân hoặc góp phần đẩy nhanh tiến trình suy giãn tĩnh mạch chân ở nhóm người có nguy cơ mắc bệnh này.
Đối với những người bị bệnh suy tĩnh mạch, khi họ mang giày cao gót có thể gây ra hệ lụy nặng nề hơn. Theo đó, giày cao gót có thể khiến họ bị tăng tình trạng ứ đọng, quá tải thể tích, tăng áp lực trong tĩnh mạch, tăng cảm giác đau nhức, nặng chân, mỏi chân.
Đôi chân gân guốc khi đi giày cao gót. (Ảnh minh họa: Internet). |
Ngoài các tình trạng nguy hiểm kể trên, việc thường xuyên đi giày cao gót hoặc đi giày cao gót trong thời gian quá dài có thể dẫn đến những hệ lụy như:
- Xuất hiện cục lồi ở gót chân
- Bong gân mắt cá
- Đi cà nhắc
- Ngón chân bị biến dạng
- Tổn thương đầu gối, căng cơ
- Bướu lồi đau nhức ở ngón chân cái
Lưu ý khi mua giày để giảm bớt các tác hại của việc đi giày cao gót đối với sức khoẻ:
- Chọn những đôi giày làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho vùng da chân.
- Không chọn những đôi giày quá chật. Khi đi phải tạo được cảm giác an toàn, vững chắc và dễ chịu.
- Mùa hè nên chọn những đôi giày (dép) thoáng khí, không quá kín.
- Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của dế giày là từ 2 - 4cm, đường kính từ 3 - 5cm.
- Không đi giày cao gót quá 5 - 8 giờ/ngày.
N.H(tổng hợp)
Post a Comment