Khoai lang là loại thực phẩm bình dân được rất nhiều người ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng của nó. Năm 1992, người ta đã so sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang với các loại rau khác. Ưu tiên tới hàm lượng xơ, các cacbohydrat phức, protein, các vitamin A và C, sắt, canxi thì khoai lang đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng. Theo các tiêu chuẩn này thì khoai lang đạt 184 điểm và hơn loại rau đứng thứ hai (khoai tây) 100 điểm trong danh sách.

Dinh dưỡng - Nóng ruột, ợ chua, ngộ độc khi ăn khoai lang sai cách

Món khoai lang nướng/luộc thơm phúc được nhiều người Việt ưa chuộng. Ảnh minh hoạ: Internet.

 Các giống khoai lang có lớp thịt màu vàng cam sẫm chứa nhiều vitamin A hơn các giống có thịt màu nhạt và việc trồng giống này được khuyến khích tại châu Phi do thiếu hụt vitamin A là vấn đề nghiêm trọng tại khu vực này. Một số người Mỹ, như Oprah Winfrey, cổ vũ cho việc ăn nhiều khoai lang vì lý do sức khỏe cũng như vì tầm quan trọng của nó trong ẩm thực truyền thống của người miền nam Hoa Kỳ.

Dưới đây là những sai lầm thường mắc phải khi ăn khoai lang mà báo Đất Việt đưa ra, bạn cần lưu ý để đảm bảo lợi ích sức khoẻ từ loại thực phẩm bổ dưỡng này:

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược a-xít, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn quá nhiều

Những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tường thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. 

Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Người mắc bệnh suy thận cần kiêng ăn khoai lang 

Đối với người suy thận, tờ Trí Thức Trẻ cho hay, việc dung nạp 2 loại chất kali và vitamin A phải được kiểm soát kỹ để đạt mức độ an toàn.

Kali chỉ cung cấp một lượng vừa đủ trong chế độ ăn hàng ngày. Ion kali rất nhạy cảm với tim, chỉ cần một lượng nhỏ dư thừa cũng có thể gây nguy hiểm cho hệ tim mạch với các triệu chứng rối loạn nhịp tim, đau tim, hoặc nặng hơn nữa là ngừng tim. Người mắc bệnh thận cũng cần hạn chế bổ sung vitamin A; nếu nạp quá nhiều vitamin A vào cơ thể sẽ khiến thận không thanh lọc được hết có thể dẫn đến phù nề, tổn thương gan, thận.

Trong khi đó, hai chất này lại có mặt trong khoai lang với hàm lượng rất cao.

Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, 1 khẩu phần ăn khoai lang trung bình cung cấp 100% vitamin A, 15% kali cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Một khẩu phần ăn khoai lang trung bình cung cấp 100% vitamin A, 37% vitamin C, 16% vitamin B-6, 10% axit phantothenic, 15% kali và 28% magan cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

N.H(Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top