Nếu không có những người thợ may, nhiều tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ không thể rời khỏi mặt đất được. 

Từ những tàu vũ trụ Apollo, cho đến tàu tuần dương Sao Hỏa, những người phụ nữ đằng sau hậu trường đã góp phần đưa chúng vào không gian. Một trong số họ là Liên Phạm, một người gốc Việt, đã công tác ở Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực JPL của NASA 16 năm.

Bà Liên được mệnh danh là "người thợ may áo cho tàu vũ trụ", bởi bà tạo ra những tấm chăn cách nhiệt - thứ cần thiết cho bất cứ tàu vũ trụ nào rời trái đất.

Người phụ nữ gốc Việt 'may áo' cho tàu vũ trụ Nasa

Sinh ra ở Việt Nam, bà Liên chưa từng tưởng tượng nổi mình lại làm việc cho NASA. Vào năm 1978, khi 20 tuổi, bà Liên theo gia đình di cư sang Mỹ. Ngày đó, gia đình bà mua hai chiếc máy may và bắt đầu may quần áo bán. "Chúng tôi được trả 50 xu cho mỗi bộ trang phục như áo choàng tắm, sơ mi và nhiều thứ khác", bà nói trong cuộc phóng vấn với BBC.

Sau đó, bà Liên gia nhập một công ty đồ lót. Đó là công việc duy nhất bà tìm được với khả năng tiếng Anh hạn chế của mình. Bà chỉ kiếm được 2, USD cho một giờ làm việc.

Để có cơ hội kiếm việc tốt hơn, tuần một lần bà Liên đến thung lũng San Fernando (một khu vực của Los Angeles) học vào ban đêm. Nơi này có các khóa học cơ bản về lắp ráp điện tử, hàn và cáp.

nguoi-phu-nu-goc-viet-may-ao-cho-tau-vu-tru-nasa

Giống như chiếc áo cần người thợ giỏi điều chỉnh tình trạng quá rộng hoặc quá chật, những chiếc chăn nhiệt cũng cần được cắt may vừa vặn.

Trong những năm 1980 - 90, ngành công nghiệp hàng không tại nam California đang bùng nổ. Học xong bà Liên tìm được việc tại hai công ty lớn là làm cáp cho các phương tiện mặt đất và vệ tinh không gian.

Năm 2000, một người bạn giới thiệu công việc "may áo tàu vũ trụ" cho Liên. "Bạn nên thử bởi vì bạn biết may đồ", người bạn đó nói.

Thích may và đã may nhiều đồ cho các con mình nhưng bà Liên không biết cách nào để may chăn nhiệt cho tàu vũ trụ. Lúc đến phỏng vấn, bà đã nói với Mark Duran, người cố vấn của bà tại JPL rằng: "Tôi chưa bao giờ làm việc này, nhưng nếu ông sẵn sàng huấn luyện, tôi sẵn sàng thử". Quả nhiên, khi làm việc bà Liên hoàn thành tốt công việc và rất say mê.

"Hầu hết mọi người không nhìn thấy kết thúc của một dự án. Họ chỉ làm phần của họ. Còn tôi, tôi có thể góp sức mình cho một dự án từ đầu đến cuối", bà nói 

nguoi-phu-nu-goc-viet-may-ao-cho-tau-vu-tru-nasa-1

Liên Phạm (trái) và đồng nghiệp đứng cạnh tàu vũ trụ SMAP được lắp ráp đầy đủ sau khi thêm chăn nhiệt.

Trong Phòng thí nghiệm Khoa học Sao Hỏa, bà Liên là một trong những người cuối cùng nhìn thấy tàu vũ trụ này trước khi nó phóng. "Tôi là người cuối cùng chạm vào robot thám hiểm tự hành (rover) mang tên Curiosity lên Sao Hoả. Chúng tôi phải cài đặt tấm chăn nhiệt cuối cùng, được gọi là windbreaker, trước khi gửi sứ mệnh đi đến sao Hỏa", bà cho biết.

Trong cuộc sống hàng ngày, bà Liên vẫn giữ thói quen may mặc. Bà đã dành nhiều thời gian may váy cưới và phù dâu cho con gái trong đám cưới năm nay.

"Ngày nhỏ tôi hay nhìn lên bầu trời và nghĩ tuyệt làm sao khi chạm vào một trong những ngôi sao đó. Được làm việc ở đây, tôi đã ở bước gần nhất chạm tay lên bầu trời. Trong trí tưởng tượng, tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều này", bà nói về công việc đặc biệt của mình.

Liên Phạm khuyên các bạn trẻ hãy làm việc chăm chỉ và không ngừng học hỏi. Không bao giờ là quá muộn để học. Có rất nhiều người tại JPL, những người không bắt đầu ngành khoa học hoặc kỹ thuật, nhưng đều làm được việc khi có đam mê của mình.

Bảo Nhiên

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top